+
Aa
-
like
comment

Những vũ khí khẳng định vị thế siêu cường của Nga: Đẳng cấp Tổng thống Putin là đây!

17/01/2021 20:25

Theo trang Defense News của Mỹ, năm 2020, Nga đã hoàn thành kế hoạch tái tổ chức quân đội đầu tiên kể từ khi Liên Xô sụp đổ và đây là một thành tựu lớn của Moscow.

Những vũ khí khẳng định vị thế siêu cường của Nga: Đẳng cấp Tổng thống Putin là đây!

Những thành tựu

Sau khi Liên Xô tan rã (năm 1991), ngành công nghiệp quốc phòng Nga đã rơi vào tình trạng suy thoái và đến đầu thế kỷ 21, nó mới phục hồi ở mức cơ bản. Do đó, năm 2010 là thời kỳ tăng trưởng đầu tiên, kể từ những năm 1980.

Mặc dù năng lực hiện tại của ngành công nghiệp quốc phòng Nga, còn kém xa so với Liên Xô, nhưng vẫn đủ cung cấp cho các nhà lãnh đạo Nga “cây gậy”, đủ sức để đối đầu với Mỹ và phương Tây, cũng như với nhiều thách thức an ninh ở khu vực Âu-Á.

Trong mười năm qua, dưới sự lãnh đạo của Tổng thống Vladimir Putin, nhiệm vụ hàng đầu của ngành công nghiệp quốc phòng Nga là tăng cường các lực lượng hạt nhân chiến lược.

Chúng được ưu tiên hiện đại hóa triệt để hơn bất kỳ bộ phận nào khác của quân đội Nga. Các tên lửa chiến lược cũ từ thời Liên Xô, sẽ bị loại bỏ hoàn toàn vào năm 2024.

Nga đã triển khai các loại tên lửa đạn đạo xuyên lục địa mới, chẳng hạn như tên lửa liên lục địa Yars, tên lửa siêu thanh Avangard. Ngoài ra, Nga cũng đã biên chế loại tàu ngầm hạt nhân chiến lược lớp Borey hoàn toàn mới, có thể phóng tên lửa đạn đạo Bulava.

Những vũ khí khẳng định vị thế siêu cường của Nga: Đẳng cấp Tổng thống Putin là đây! - Ảnh 1.
Tên lửa đạn đạo liên lục địa Topol của Nga

Phần trên không của bộ ba tiến công chiến lược, Nga vẫn sử dụng các máy bay ném bom chiến lược cũ như Tu-160 và Tu-95MS, nhưng đều được nâng cấp và hiện đại hóa. Ngoài ra, Nga đã khôi phục hệ thống vệ tinh quân sự, đảm bảo khả năng trinh sát và dẫn đường chính xác cho các loại vũ khí.

Những nỗ lực trên của Nga, đã tăng cường khả năng răn đe đối với các địch thủ, đặc biệt là Mỹ và khối NATO. Những lo lắng về khả năng có thể làm suy yếu sức mạnh răn đe của quân đội Nga, từ hệ thống đánh chặn tên lửa của Mỹ, đã biến mất.

Tham vọng quyền lực lớn cũng thúc đẩy việc hiện đại hóa không quân và hải quân Nga. Kể từ năm 2015, Nga đã tiến hành chiến dịch can thiệp quân sự thành công ở Syria. Đây cũng là lần đầu tiên trong lịch sử, quân đội Nga không dựa vào lực lượng trên bộ, mà hoàn toàn không quân và tên lửa.

Sau khi có được quyền sử dụng lâu dài các căn cứ không quân và hải quân của Nga tại Syria, Nga mới đây đã đạt được thỏa thuận với Sudan về việc thuê các cơ sở hải quân trên Biển Đỏ. Lần đầu tiên kể từ thời Liên Xô, Nga bắt đầu chế tạo tàu hải quân nước xanh, trong đó có tàu sân bay trực thăng.

Nga cũng đã bắt đầu thử nghiệm một loại tên lửa chống hạm siêu thanh Zircon và Dagger. Không quân Nga đã nhập biên tiêm kích tàng hình thế hệ thứ 5 Su-57. Khả năng của hệ thống phòng không S-400 cũng đang được tăng cường.

Ngoài các loại vũ khí đang được sản xuất và triển khai, Nga đã đạt được những tiến bộ đáng kể trong công nghệ quốc phòng, đặc biệt là trong lĩnh vực chế tạo hệ thống vũ khí siêu thanh, laser và robot.

Những vũ khí khẳng định vị thế siêu cường của Nga: Đẳng cấp Tổng thống Putin là đây! - Ảnh 2.
Máy bay ném bom chiến lược Tu-160M2 của Nga

Những khó khăn và thách thức

Bên cạnh những thành tựu, vẫn còn một số vấn đề nghiêm trọng trong ngành công nghiệp quốc phòng Nga. Trước hết là các quỹ tài chính của Nga có hạn, đồng rúp mất giá. Trong hai năm qua, ngân sách mua sắm quốc phòng của Nga chỉ là 20 tỷ USD.

Hiện nay, sức mạnh công nghệ của thời kỳ Xô Viết đã bị mất đi và có thể không thể cứu vãn được. Một số dự án vũ khí quan trọng tầm cỡ như tên lửa đạn đạo xuyên lục địa hạng nặng Sarmat, hệ thống phòng không S-500 hay tên lửa hành trình chạy bằng năng lượng hạt nhân Burevestnik đã bị chậm tiến độ.

Trong cuộc xung đột Nagorno-Karabakh vừa qua, Azerbaijan đã sử dụng UAV để góp phần quyết định vào chiến thắng trước Armenia.

Mặc dù Nga đang cố gắng bắt kịp, nhưng xét về công nghệ UAV, Nga không chỉ thua xa Mỹ, mà còn thua các nước như Israel, Trung Quốc và Thổ Nhĩ Kỳ, những quốc gia cung cấp UAV cho quân đội Azerbaijan.

Những điểm yếu của Nga trong lĩnh vực vi điện tử vẫn còn tồn tại. Đây là một vấn đề lớn cũng hạn chế tính độc lập chung của ngành công nghiệp quốc phòng Nga.

Sau cuộc khủng hoảng Ukraine, mặc dù Nga đã có thể bù đắp những thiệt hại do việc cắt giảm nguồn cung từ Ukraine, nhưng vẫn còn một khoảng trống lớn trong lĩnh vực vi điện tử của Nga mà chưa thể khắc phục được.

Trong tương lai, sự phát triển của ngành công nghiệp quốc phòng Nga sẽ tiếp tục được ưu tiên. Cuộc đối đầu với Mỹ và phương Tây hiện nay, cùng các hoạt động ở nước ngoài và việc bảo vệ biên giới rộng lớn của Nga, sẽ thúc đẩy việc nghiên cứu và triển khai nhiều loại vũ khí mới của Nga.

Quân đội Nga sẽ là ưu tiên phát triển các loại vũ khí mới, để đảm bảo cho Nga có thể duy trì khả năng răn đe hạt nhân trước Mỹ và NATO; thiết lập khả năng chống tiếp cận/phong tỏa khu vực (A2/AD), để bảo vệ các tiền đồn như Kaliningrad và Crimea.

Ngoài ra Nga tiếp tục duy trì lợi thế về vũ khí thông thường trước các nước láng giềng (ngoại trừ Trung Quốc); đồng thời tiếp tục các hoạt động quân sự hạn chế, nhưng hiệu quả ở nước ngoài; tăng mức độ tự cung tự cấp trong sản xuất quân sự; tiếp tục duy trì vị thế của một nhà xuất khẩu vũ khí lớn.

Trịnh Ngọc Tiến

Tags:
Bài mới
Đọc nhiều