Những tranh cãi về bài thi Ngữ Văn điểm 10 của nữ sinh An Giang
Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa công bố điểm thi Trung học phổ thông Quốc Gia đợt 1 năm 2020. Theo đó có 2 thí sinh đạt điểm 10 môn Ngữ Văn. Trong đó có một nữ sinh đến từ An Giang. Điều đáng nói là bài thi Ngữ Văn điểm 10 của nữ sinh An Giang này đang là đề tài tranh cãi của dư luận.
Được biết, khi trả lời phỏng vấn phóng viên nữ sinh này đã nói rằng: Em đã liên hệ với tác phẩm “Đại gia Gatsby”. Nhân vật chính trong tác phẩm này xuất phát điểm là một người nghèo đói, nhưng anh vẫn sẵn sàng ra trận để chiến đấu. Khi trở lại, anh chăm chỉ làm việc và trở thành đại gia nước Mỹ trong những năm 50. Em đã liên hệ với nhân vật này để làm dẫn chứng cho “những người đã làm ra đất nước”. Đoạn phỏng vấn của nữ sinh này đã vấp phải những phản ứng trái chiều từ dư luận. Một số ý kiến cho rằng: ” Gatsby là tay buôn rượu lậu, vì nghèo nên anh ta mới đi lính thì không thích hợp đem vào làm dẫn chứng về những người làm ra Đất nước.”
Được biết, “Đại gia Gatsby” hay “Gatsby vĩ đại” là một tác phẩm kinh điển của nhà văn người Mỹ F. Scott Fitzgerald. Tác phẩm lấy bối cảnh về nước Mỹ những năm 1920. Theo đó tác phẩm kể về Gatsby là một người từng tham gia thế chiến I sau đó đã trở về nhà bán rượu lậu – với một mối tình bi đát.
Ở đây có thể thấy là, thứ nhất việc đem một nhân vật ngoại quốc để nói về những người làm ra Đất Nước thì có phần thiển cận. Vì Đất Nước là của nhân dân thể hiện tinh thần Quốc Gia sâu sắc. Sao lại có thể đem một nhân vật ngoại quốc vào làm dẫn chứng? Thứ hai, đem nhân vật ngoại quốc vào làm dẫn chứng đã thiển cận, đem Gatsby vào làm dẫn chứng càng thiển cận hơn nữa. Khi mà Gatsby nghèo nên mới đi lính chứ chẳng phải vì yêu đất nước đâu. Huống hồ chi, Gatsby đi lính trong những năm 1920 tức là thời kỳ nước Mỹ trong giai đoạn của chủ nghĩa đế quốc. Rõ ràng việc đem nhân vật Gatsby vào làm dẫn chứng về những người làm ra đất nước là điều không thỏa đáng nếu không muốn nói là phản cảm.
Nhiều nhận định cho là bạn nữ sinh này chưa thật sự hiểu về nhân vật Gatsby trong tác phẩm “Đại gia Gatsby” hay “Gatsby vĩ đại”. Song, là học sinh bạn ấy chưa hiểu thấu đáo thì còn chấp nhận được. Còn các vị giám khảo là những vị giáo viên có chuyên môn, chẳng lẽ không phát hiện ra vấn đề này? Lại còn tâm đắc cho điểm 10? Đó là dấu hỏi lớn mà dư luận đặt ra. Liệu rằng công tác chấm thi có thật sự chuẩn mực?
Có thể nói, bài thi điểm 10 môn Ngữ Văn của nữ sinh An Giang trong kì thi Trung học phổ thông Quốc Gia đợt 1 năm 2020 vừa rồi đã vấp phải nhiều tranh cãi từ dư luận. Trước tình hình đó, bạn nữ sinh này đã nhắn cho phóng viên báo Vietnamnet đính chính lại là: ” Dạ cho em xin lỗi chuyện phỏng vấn này ạ. Gần đây có tranh cãi việc em đưa dẫn chứng của Đại gia Gatbsy vào ấy ạ, em thành thật xin lỗi ạ. Lúc đó do em nói không rõ, lúc em làm bài thi, em hoàn toàn không viết dẫn chứng của Đại gia Gatbsy vào, em nói thật. Lúc phỏng vấn đầu óc em cứ sao ấy ạ, em xin lỗi chị nhiều ạ. “
Tuy đã cố gắng đính chính. Tuy nhiên, càng đính chính thì cô nữ sinh An Giang này lại càng bị dư luận phản ứng dữ dữ dội.
Thứ nhất, trong đoạn tin nhắn, cô gái trẻ đã viết nhầm “Gatsby” thành “Gatbsy”. Một tài khoảng facebook đã viết rằng: “Không dẫn chứng Gatbsy thế còn Gatsby thì…?”. Một tài khoản khác thì bình luận: “Haizzzz… Đến nhắn cái tên truyện Gatsby e ấy còn viết sai. Không hiểu có thật là từng đọc truyện này hay không nữa. Giờ chả thấy đáng tin tí nào cả.”
Thứ hai, trong đoạn tin nhắn đính chính nữ sinh này khẳng định: “Lúc đó do em nói không rõ, lúc em làm bài thi, em hoàn toàn không viết dẫn chứng của Đại gia Gatbsy vào, em nói thật.” Ở đây “nói không rõ” và không nói là hai chuyện khác nhau. Nếu “nói không rõ” thì tức rõ là nói sai nói nói thiếu hoặc nói thừa. Thế nên nếu “nói không rõ” tức là có nói (có thể sai, thiếu hoặc thừa). Tính bất logic trong lời nói của cô nữ sinh An Giang này đã khiến dư luận càng thêm phản ứng. Có bạn còn trích câu nói của nhà văn Nam Cao để mỉa mai cô nữ sinh này. Rằng là: “Sự cẩu thả trong bất cứ nghề gì cũng là một sự bất lương rồi. Nhưng sự cẩu thả trong văn chương thì thật là đê tiện.”
Nói tóm lại, rõ ràng là bài thi Văn đạt điểm 10 trong kì thi Trung học phổ thông Quốc Gia của nữ sinh đến từ An Giang đã vấp phải những ý kiến trái chiều từ dư luận. Nhiều dấu hỏi lớn đã được đặt ra rằng là: Điểm 10 có thật sự xứng đáng? Rằng là có nên chấm lại bài thi Ngữ Văn đạt điểm 10 này hay không?
Gió Tín Phong
* Bài viết thể hiện văn phong và quan điểm riêng của tác giả