+
Aa
-
like
comment

Những “thuyết âm mưu” sau đại dịch Covid – 19

Bảo An - 14/04/2020 17:12

1.500 người tiên phong tham gia cộng đồng tiền ảo Pi tại Bắc Ninh gây xôn xao dư luận. Bởi tại buổi offline này, một nhóm người đã tuyên bố một đồng Pi bằng 7 tỷ đồng, tương đương 314.159 USD. Thế nhưng nếu nói những người ấy bỏ 7 tỷ đồng để mua 1 Pi thì không ai chịu.

Giao dịch Pi Network thực tế là một hình thức mua bán ghi nợ trên sàn.

Pi Network là tên gọi của ứng dụng đào “tiền ảo”. Để nhận được Pi, người dùng chỉ cần duy trì việc vào ứng dụng Pi Network điểm danh mỗi ngày. Pi hiện đang được mua bán trên 6 sàn giao dịch tiền mã hóa. Trong đó, Huobi và XT đặc biệt được quan tâm bởi đây là 2 sàn niêm yết Pi sớm nhất. Tuy nhiên, đội ngũ phát triển Pi cũng đã lên tiếng cảnh báo trên trang Twitter chính thức của Pi Network. Nhóm phát triển Pi khẳng định đồng Pi của họ không được niêm yết trên bất kỳ sàn giao dịch nào.

Theo chuyên gia của dự án Chống lừa đảo, các sàn giao dịch như XT và Huobi đang niêm yết Pi dưới dạng IOU, viết tắt của cụm từ “I Own You”. Đây là một hình thức mua bán ICO tiềm năng trước khi đồng tiền mã hóa lên sàn. Các sàn giao dịch kể trên chỉ đang lợi dụng niềm tin của cộng đồng vào Pi Network nhằm thu hút người dùng và nguồn vốn. Đây là một chiêu trò của các sàn giao dịch trong bối cảnh thị trường crypto đang rơi vào “mùa đông”. Đó là lý do các sàn cho mua Pi nhưng không cho rút ra hoặc nạp lượng Pi sẵn có từ ví Pi Wallet của các “Pi thủ” lên sàn.

Điều đáng nói rằng, từ ngày 13/7/2022 Pi Network bước vào giai đoạn chạy mạng chính thức và cho giao dịch “nội bộ” – nghĩa là những người đang sở hữu đồng Pi có thể chuyển nhượng cho nhau. Từ đây hàng loạt những cá nhân, tổ chức tuyên bố sẽ nhận giao dịch bằng đồng Pi để đổi lấy những món hàng hóa có giá trị như máy tính, điện thoại thông minh… thậm chí cả xe ô tô. Tuy nhiên, hầu hết những giao dịch trên là ở nước ngoài nên không có căn cứ để xác minh là thật hay giả.

Dù chưa thấy lợi ích ở đâu song thời gian qua hoạt động khai thác, trao đổi đồng Pi đã gây ra không ít những hậu quả rất nặng nề cho những nhà đầu tư. Nhẹ thì mất thời gian, mua bực vào người vì một số cửa hàng tuyên bố đồng ý giao dịch bằng Pi. Nặng thì có người mất tiền, người dính vòng lao lý. Khoảng 1- 2 năm trở lại đây, Cơ quan công an đã tiếp nhận nhiều đơn trình báo của người dân về việc bị lừa đảo thông qua đầu tư các loại tiền kỹ thuật số như USDT, Luna, Solana… Đặc biệt, đầu năm 2022 Phòng Cảnh sát hình sự đã thụ lý giải quyết một vụ cướp tài sản mà nguyên nhân liên quan đến việc đầu tư Pi và lan đột biến.

Nguy hiểm hơn, chỉ là một ứng dụng đào tiền ảo nhưng Pi yêu cầu tới 28 quyền truy cập bao gồm các quyền vô lý. Chính điều này khiến giới chuyên gia lo ngại dự án không mang lại giá trị, khiến người dùng tốn công sức và có thể gây rò rỉ dữ liệu cá nhân. Có thể thấy rằng, người đào Pi đang bị mất thông tin cá nhân, mất công sức để lôi kéo người khác cùng đào trong khi người tạo ra tiền Pi đang ngồi không, hưởng tiền quảng cáo. Hiện có nhiều người đang thổi phồng sự đồng thuận giá cao, chứng minh tiền Pi đang có giá để thu hút các nhà đầu tư gom Pi bằng hàng hóa, sau đó đổi Pi lấy tiền. Kẻ đứng sau đang có một lượng Pi lớn, khi bán hết Pi cho những nhà đầu tư ham lời thì rất có thể sẽ cao chạy xa bay với kịch bản sập app.

Hiện nay, ở nước ta cũng như nhiều nước khác trên thế giới không công nhận tiền ảo là phương tiện thanh toán. Ngân hàng Nhà nước đã nhiều lần khẳng định Bitcoin và các loại tiền ảo tương tự khác không phải là phương tiện thanh toán hợp pháp tại Việt Nam. Chính vì vậy, người dân nên cẩn trọng để tránh phải cầu cứu Chính phủ.

Công Luân

Bài mới
Đọc nhiều