+
Aa
-
like
comment

Những ngộ nhận về Chủ nghĩa Cộng sản

Gió Tín Phong - 16/06/2020 17:23

Như các bạn đã biết hoặc có thể các bạn chưa biết, kể từ khi ra đời cho đến nay, chủ nghĩa cộng sản đã được nhiều người biết đến và đã được nhiều quốc gia trong đó có Việt Nam đưa vào trong các hoạt động phổ cập giáo dục. Tuy nhiên, do nhiều bất cập trong giáo dục nên trên thực tế vẫn còn tồn đọng những ngộ nhận về chủ nghĩa cộng sản trong lòng xã hội Việt Nam.

Đầu tiên, có thể điểm tới các ngộ nhận xoay quanh danh xưng “chủ nghĩa cộng sản”. Đã có những bạn trẻ Việt Nam dù được học rất nhiều về chủ nghĩa cộng sản nhưng vẫn không hiểu chủ nghĩa cộng sản có nghĩa là gì? hướng tới cái gì? Do nhiều bất cập của giáo dục chính trị, những câu chuyện bi hài như thế đã xuất hiện không ít trên các diễn đàn. Thậm chí còn có những bạn mang ngộ nhận về chủ nghĩa cộng sản kiểu như “chủ nghĩa cộng sản là chủ nghĩa hướng tới việc cộng tất cả tài sản của nhân dân về cho quan chức nhà nước”. Xin thưa rằng, chủ nghĩa cộng sản không có nghĩa là chủ nghĩa hướng tới việc cộng tất cả tài sản của nhân dân về cho quan chức nhà nước. Nếu hiểu theo kiểu chiết tự thì “cộng” có nghĩa là hợp thành của chung, “sản” trong tài sản. Cộng sản có nghĩa là hợp thành tài sản của chung trong một quốc gia. Ở một xã hội cộng sản, giàu có thì sẽ phát sinh và phát triển nhiều tài sản chung của quốc gia ví dụ như ngân sách Quốc Gia, hạ tầng, y tế, giáo dục miễn phí cho quốc dân, phúc lợi xã hội… Xã hội càng giàu có thì tài sản chung của quốc gia hay cộng sản sẽ càng nhiều. Do đó, chủ nghĩa cộng sản có nghĩa là chủ nghĩa hướng tới sự giàu có, phát triển của tài tài sản chung phục vụ lợi ích chung của quốc gia rộng hơn là của cộng đồng.

Bên cạnh đó, khi nhắc đến những ngộ nhận về chủ nghĩa cộng sản không thể không kể đến những ngộ nhận xoay quanh câu “làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu” – vốn là một châm ngôn tiêu biểu cho chủ nghĩa cộng sản. Nhiều người đã ngộ nhận rằng “làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu” đồng nghĩa với “làm theo năng lực, hưởng theo tham vọng” hay “không làm mà vẫn có ăn”. Nhưng thực ra, câu “làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu” là muốn chỉ trong một xã hội giàu có, thì dù cho kẻ tài hoa hay người hèn mọn thì vẫn có thể được thụ hưởng những nhu cầu cơ bản của một con người bao gồm nhu cầu vật chất, nhu cầu tinh thần, nhu cầu lao động…Có thể nói, trong xã hội cộng sản thì dù cho bạn có là người bán vé số, năng lực của bạn chỉ có tới đó thôi thì bạn vẫn có thể sống tốt với nghề của mình, bạn vẫn có thể được tạo cơ hội phát triển tối ưu để có thể đáp ứng các nhu cầu cơ bản của con người. Rõ ràng, con người trong xã hội cộng sản ‘làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu” chứ không không phải “làm theo năng lực, hưởng theo tham vọng”. Ở đây, cần phải hiểu rõ, “nhu cầu” khác với “tham vọng”. “Nhu cầu” (Need) là mong muốn, nguyện vọng cần thiết của con người để có thể tồn tại và phát triển. Còn “tham vọng” (ambitious) là ham muốn của con người vượt quá mức cần thiết đôi khi sẽ gây phương hại cho người khác. Cho nên chúng ta cần phải hiểu đúng, hiểu từ trong nội hàm, hiểu sâu về bản chất tránh những ngộ nhận về cầu “làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu”.


Những ngộ nhận về chủ nghĩa cộng sản

Và ngoài ra còn có những ngộ nhận khác về chủ nghĩa cộng sản. Điển hình như các luận điệu cho rằng chủ nghĩa cộng sản gắn liền với độc đảng trong chính trị. Trên lý thuyết lẫn thực tế chủ nghĩa cộng sản với chuyện độc đảng hay đa đảng không mấy có liên quan đến nhau. Về lý thuyết, trong các học thuyết về chủ nghĩa cộng sản không hề nhắc đến chuyện độc đảng; mà chỉ xoáy vào việc đảng cộng sản là lực lượng lãnh đạo đại diện cho nhân dân lao động và được nhân dân lao động tín nhiệm.

Và trên thực tế, hiện nay có năm quốc gia theo chế độ chủ nghĩa xã hội hướng tới chủ nghĩa cộng sản là Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, Cộng hòa Cu Ba, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên… Tuy nhiên, Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa và Cộng Hòa Dân Chủ Triều tiên là quốc gia đa đảng tham chính. (Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa có 9 đảng và Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân Triều Tiên có 3 đảng). Hiện nay, về hình thức, chỉ có Cộng Hòa Cuba, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào và Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam là độc đảng tham chính. Và nên nhớ rằng Việt Nam từng có thời kỳ đa đảng và Việt Nam chỉ mới trở thành quốc gia độc đảng tham chính kể từ khi các chính đảng khác như đảng Xã Hội và đảng Dân Chủ lần lượt tuyên bố giải thể vào năm 1888. Cho nên rõ ràng là việc phát triển chủ nghĩa cộng sản không liên quan mấy chuyện độc đảng hay đa đảng. Sự độc đảng hay đa đảng có chăng là sự chọn lọc của tiến trình lịch sử mà thôi.

Trên đây là những ngộ nhận về chủ nghĩa cộng sản vẫn còn còn tồn đọng đâu đó trong lòng xã hội Việt Nam. Và có lẽ rằng những ngộ nhận này đã và đang khoét sâu thêm các mối mâu thuẫn chính trị tại Việt Nam. Thiết nghĩ, việc phải tháo gỡ các ngộ nhận này trong lòng xã hội là một vấn đề cấp thiết. Bởi lẽ đây là một vấn đề có ý nghĩa trọng đại đối với nhận thức của cộng đồng và tiến trình hòa hợp dân tộc tại Việt Nam.

Gió Tín Phong

* Bài viết thể hiện văn phong và quan điểm riêng của tác giả

Tags:
Bài mới
Đọc nhiều