+
Aa
-
like
comment

Những nét phác họa chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh

19/05/2020 07:12

Hơn 200 tài liệu, tư liệu ảnh, hiện vật và tranh cổ động được Bảo tàng Hồ Chí Minh và Cục Lưu trữ – Văn phòng Trung ương Đảng lựa chọn, trưng bày chuyên đề “Hồ Chí Minh – Những nét phác họa chân dung”. 

Ngôi nhà quê ngoại của Chủ tịch Hồ Chí Minh ở làng Hoàng Trì, Nam Đàn, Nghệ An. Nơi cậu bé Nguyễn Sinh Cung đã cất tiếng khóc chào đời ngày 19/5/1890 và trải qua những năm tháng đầu đời cho đến 5 tuổi, trước khi theo cha vào kinh đô Huế.

Trưng bày chuyên đề “Hồ Chí Minh – Những nét phác họa chân dung” được tổ chức vừa qua tại Hà Nội, nhân kỷ niệm 130 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Ngày 5/6/1911, với tên mới là Văn Ba, Nguyễn Tất Thành lên tàu Đô đốc L’Admiral Latouche Tréville rời cảng Sài Gòn để tới nước Pháp, khởi đầu hành trình tìm đường cứu nước.

Được sự giúp đỡ của Tổ chức quốc tế Cứu tế đỏ và luật sư F.H.Loseby, Nguyễn Ái Quốc đã thoát khỏi nhà tù Hồng Kông. Ngày 22/11/1933, Nguyễn Ái Quốc cải trang thành thương gia Trung Quốc giàu có lên tàu bí mật rời Hồng Kông.

Sau đó, nhờ sự giúp đỡ của bà Tống Khánh Linh, Nguyễn Ái Quốc đã liên lạc với Quốc tế Cộng Sản và trở về Liên Xô an toàn.

Chủ tịch Hồ Chí Minh và Ban Thường vụ Trung ương Đảng họp bàn, quyết định mở chiến dịch biên giới 1950.

Ngày 6/12/1953, thay mặt Trung ương Đảng và Chính phủ, Chủ tịch Hồ Chí Minh trực tiếp giao nhiệm vụ cho Đại tướng Võ Nguyên Giáp nghiên cứu kế hoạch tác chiến và chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ.

Chủ tich Hồ Chí Minh phát biểu tại Lễ khai mạc Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng Lao động Việt Nam, năm 1960.

Nhân dân Thủ đô Bình Nhưỡng đón Chủ tịch Hồ Chí Minh sang thăm hữu nghị nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Triều Tiên, ngày 8/7/1957.

Sau 50 năm xa cách, Chủ tịch Hồ Chí Minh về quê hương Nghệ An lần đầu tiên ngày 14/6/1957.

Tại cuộc họp mặt thân mật với người dân quê nhà, Chủ tịch Hồ Chí Minh nói “Tôi là một người con của tỉnh nhà đã 50 năm xa cách quê hương. Đã lâu về thăm quê hương thì thường tình người ta tủi tủi, mừng mừng. Tôi không thấy tủi tủi mà chỉ thấy mừng mừng, Lúc ra đi nước ta còn bị thực dân cai trị, đồng bào ta đều là những người nô lệ. Bây giờ trở về thì thấy đồng bào miền Bắc nói chung, đồng bào Nghệ An nói riêng là những người dân tự do, làm chủ nước nhà”.

Chủ tich Hồ Chí Minh tát nước chống hạn với bà con nông dân ở cánh đồng Quai Chảo, xã Đại Thanh, huyện Thường Tín, Hà Đông, Hà Nội, ngày 12/1/1958.

Bức tượng bán thân Chủ tịch Hồ Chí Minh của các chiến sỹ ở nhà tù Côn Đảo. Giám mục nhà tù khi đó là Paul Atoine Miniconi (người Pháp) đã phát hiện và tịch thu bức tượng này. Tuy nhiên, tôn trọng tình cảm, lòng trung thành của những chiến sỹ cộng sản với Chủ tịch Hồ Chí Minh, ông đã quyết định giữ bức tượng và đưa về Pháp như một kỷ niệm về những năm tháng làm việc tại Côn Đảo.

Trước khi mất, ông đã để lại bức tượng cho con trai. Cuối năm 2019, thực hiện di nguyện của cha mình, con trai ông Paul Atoine Miniconi đã trao tặng bức tượng cho Đại sứ Việt Nam tại Pháp. Ngày 25/2/2020, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh bàn giao bức tượng cho bảo tàng Hồ Chí Minh.

Ảnh tư liệu tại triển lãm

Bài mới
Đọc nhiều