+
Aa
-
like
comment

Những điều phi lý trong luận điệu bôi nhọ chánh án TAND TC Nguyễn Hoà Bình

Quỳnh Quỳnh - 24/05/2020 17:55

Phiên xử giám đốc thẩm vụ án Hồ Duy Hải có 70 cơ quan báo chí chính thống đưa tin và đều khách quan, trung thực. Tuy nhiên, TAND Tối cao quan sát, theo dõi thông tin trên mạng xã hội thì thấy xuất hiện nhiều thông tin bịa đặt, bôi nhọ về chánh án Nguyễn Hoà Bình và về ngành tư pháp Việt Nam.

Sau khi quyết định giám đốc thẩm của Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao về vụ án Hồ Duy Hải được công bố, một chiến dịch dùng những luận điệu bôi nhọ chánh án TAND TC Nguyễn Hoà Bình được phát động rầm rộ trên các trang mạng xã hội. Sự việc có thể thấy khá tương đồng với chiến dịch bôi nhọ được tiến hành mấy năm về trước nhằm hạ bệ Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, Uye viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Uỷ viên Thường vụ Quân uỷ Trung ương, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam.

Dễ nhận thấy kẻ chủ mưu đứng đằng sau những chiến dịch bôi nhọ như vậy thường là thành phần chống đối, cá nhân bất mãn với chế độ. Cách làm thông thường của họ là tìm những cái gọi là “điểm yếu” của người khác mà cụ thể là ông Nguyễn Hoà Bình.

Bài viết “Ông Nguyễn Hoà Bình không phải là thẩm phán?” của tác giả Vũ Hữu Sự.

Điều đầu tiên, họ nói xấu ông Nguyễn Hoà Bình là quả quyết rằng ông đã “khai man tuổi”. Tuy nhiên bằng chứng để chứng minh điều đó thì họ không hề đưa ra. Nhưng xảo quyệt nhất là các lý lẽ hoàn toàn phi lý. Ví dụ: “Ông Nguyễn Hoà Bình không phải là Thẩm phán TAND TC”, “ông không thể là Chủ toạ phiên toà Giám đốc thẩm vì ông trước đó là Viện trưởng Viện kiểm sát Nhân dân Tối cao”… Sự xảo quyệt là ở chỗ: Người không có kiến thức pháp lý nghe qua thì sẽ thấy xuôi tai và cho rằng chí lý, bài viết hay rồi hùa theo chia sẻ.
Mặt khác, có một số người tham gia vào chiến dịch bôi nhọ ông Nguyễn Hoà Bình chỉ để cho thiên hạ xem mình là người am hiểu thời sự và chủ yếu là câu view. Một trong số đó là bài viết “Ông Nguyễn Hoà Bình không phải là thẩm phán?” của tác giả Vũ Hữu Sự. Lập luận phi lý của bài viết này chủ yếu sự trên thông tin về ông Nguyễn Hoà Bình đăng trong Bách khoa toàn thư mở Wikipedia Tiếng Việt. Trước hết phải nói rõ, Bách khoa toàn thư mở Wikipedia Tiếng Việt là một nơi không có sự kiểm duyệt chính xác, ở đó có nhiều sản phẩm chất lượng, thông tin tốt nhưng cũng không ít sản phẩm làm giả hay một phần. Các bài viết nhằm bôi nhọ lãnh đạo Việt Nam và tâng bốc những tên tội phạm muốn lật đổ chế độ đều là những bài không đúng sự thật, trộn lẫn những thôgn tin thật và giả.
Để nhận thấy sự phi lý trong cách lập luận của tác giả Vũ Hữu Sự phải nắm rõ quy định sau của Việt Nam về việc bổ nhiệm làm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao:

1. Người có đủ các tiêu chuẩn chung của thẩm phán trong hệ thống tòa án nhân dân và có đủ các điều kiện sau đây thì có thể được tuyển chọn, bổ nhiệm làm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao:

a) Đã là Thẩm phán cao cấp từ đủ 5 năm trở lên;

b) Có năng lực xét xử những vụ án và giải quyết những việc khác thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân tối cao theo quy định của luật tố tụng.

2. Người không công tác tại các Tòa án nhưng giữ chức vụ quan trọng trong các cơ quan, tổ chức trung ương, am hiểu sâu sắc về chính trị, pháp luật, kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng, ngoại giao hoặc là những chuyên gia, nhà khoa học đầu ngành về pháp luật, giữ chức vụ quan trọng trong các cơ quan, tổ chức và có uy tín cao trong xã hội, có năng lực xét xử những vụ án và giải quyết những việc khác thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân tối cao theo quy định của luật tố tụng thì có thể được tuyển chọn, bổ nhiệm làm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.

Xin nói thêm khái niệm đủ các tiêu chuẩn chung của thẩm phán“ về phương diện đào tạo là người đã học và tốt nghiệp ĐH luật, tức là người có bằng cử nhân luật. Ông Nguyễn Hòa Bình là Phó Giáo sư, Tiến sỹ Luật và đã từng làm Viện trưởng Viện kiểm sát Nhân dân Tối cao. Như vậy ông đủ tiêu chuẩn để làm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao. Trong thực tế, ngày 8-4-2016, Quốc hội Việt Nam khóa 13 tại kỳ họp thứ 11 đã bầu ông giữ chức vụ Chánh án Tòa án nhân dân tối cao nhiệm kỳ 2011-2016 với số phiếu tán thành chiếm 95,55% tổng số đại biểu Quốc hội (472/490 phiếu hợp lệ). Ngày 27-7-2016, ông tiếp tục được Quốc hội Việt Nam khóa 14 bầu giữ chức Chánh án Tòa án nhân dân tối cao nhiệm kỳ 2016-2021, với tỷ lệ 473/488 phiếu hợp lệ (95,75% tổng số đại biểu) tán thành.

Khi được bổ nhiệm làm Chánh án Tòa án nhân dân tối cao ông đương nhiên ông trở thành Thẩm phán. Phát biểu “ông Nguyễn Hòa Bình không thể là Chủ tọa phiên tòa Giám đốc thẩm vì ông trước đó là Viện trưởng Viện kiểm sát Nhân dân Tối cao“ cũng là suy luận sai sự thật. Về vấn đề này được ghi rõ trong Điều 22, Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014: Số lượng thành viên Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao không dưới mười ba người và không quá mười bảy người; gồm Chánh án, các Phó Chánh án Tòa nhân dân tối cao là Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao và các Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao. Ngày 8-5-2020, khi phiên tòa Giám đốc thẩm được tiến hành bởi Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân Tối cao, ông Nguyễn Hòa Bình là Chánh án Tòa án nhân dân Tối cao nên ông phải ngồi vào ghế Chủ tọa. Ông không thể trốn tránh vì ông ngày xưa đã từng công tác ở Viện trưởng Viện kiểm sát Nhân dân Tối cao.

Dù ở quốc gia nào, dù trong chế độ xã hội nào, việc tổ chức và hoạt động của hệ thống tư pháp phải tuân theo những nguyên tắc pháp lý do cơ quan lập pháp ban hành. Khi đánh giá các sự việc, đặc biệt khi có tranh cấp quyền lợi, phải dựa theo các quy định ghi trong các bộ luật và trình tự bắt buộc phải đi qua. Vụ án HDH cho thấy, nhiều người đánh giá theo cảm tính, quan điểm chính trị (đôi khi thù địch với Đảng & Nhà nước Việt Nam).

Quỳnh Quỳnh

* Bài viết thể hiện văn phong và quan điểm riêng của tác giả

Bài mới
Đọc nhiều