+
Aa
-
like
comment

Những dấu hiệu sai phạm của Asanzo

28/10/2019 22:24

PV đã có cuộc trao đổi với ông Mai Xuân Thành, Phó Tổng cục trưởng Tổng Cục Hải quan về kết quả điều tra, xác minh ban đầu của cơ quan chức năng xung quanh những dấu hiệu vi phạm của Asanzo.

Những dấu hiệu sai phạm của Asanzo
Những dấu hiệu sai phạm của Asanzo

PV: Theo kết quả điều tra ban đầu thì Tổng cục Hải quan và Ban chỉ đạo 389 thấy được những dấu hiệu vi phạm gì của Asanzo?

Ông Mai Xuân Thành: Các kết quả xác minh, thẩm tra, kiểm tra, và kết quả làm việc của các cơ quan chức năng tại Công ty cũng như tiếp cận một số tài liệu thì chúng tôi cũng xác định được ban đầu có một số dấu hiệu: Thứ nhất là Công ty có dấu hiệu xâm phạm sở hữu công nghiệp theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ (SHTT), Theo bản án của Toàn án nhân dân cấp cao TP. Hồ Chí Minh khẳng định nhãn hiệu Asanzo thuộc về công ty khác. Tuy nhiên, một số công ty vẫn không chấp hành phán quyết của toà, mà vẫn tiếp tục nhập khẩu và buôn bán các sản phẩm mang nhãn hiệu Asanzo đã được bảo hộ. Như vậy, là vi phạm Luật SHTT.

Thứ 2 là vấn đề sử dụng cụm từ “Đỉnh cao công nghệ Nhật Bản” trong hoạt động quảng bá và in trên các sản phẩm, thì chúng tôi đã tiến hành xác minh với các cơ quan và các đối tác ở nước ngoài và cũng làm việc với công ty Shap tại Việt Nam thì cũng đã khẳng định hợp đồng về chuyển giao công nghệ với Shap Roxy Hồng Kông là hợp đồng giả mạo.

Vấn đề thứ 3 mà chúng tôi đã xác định được là công ty đã có dấu hiệu về trốn thuế giá trị gia tăng (GTGT) và trốn thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB).

Ông Mai Xuân Thành, Phó Tổng cục trưởng Tổng Cục Hải quan 

PV: Thưa ông, theo báo cáo là sản phẩm của doanh nghiệp 98% là nhập khẩu, giá trị gia tăng ở Việt Nam chỉ là 2% nhưng lại cho là xuất xứ Việt Nam, như vậy có đúng không? Qua đây, ông có thể cho biết họ có vi phạm gì và thấy được những lỗ hổng gì về mặt pháp lý để chúng ta cần phải hoàn thiện để tránh những trường hợp khác?

Ông Mai Xuân Thành: Quy định về nhãn hiệu được mang sản phẩm xuất xứ Việt Nam mà khi xuất khẩu thì chúng ta đã có Nghị định 31/CP. Còn đối với sản phẩm tiêu dùng bán lưu thông ở  rong nước thì chúng ta lại chưa có quy định cụ thể nào về vấn đề này.

Tuy nhiên, theo Hiệp định của WTO, có nêu vấn đề, quy tắc là đối với sản phẩm xuất khẩu hay nhập khẩu thì quy tắc xuất xứ đối với những sản phẩm này sẽ không khó khăn hơn so với những sản phẩm được xác định xuất xứ tiêu thụ trong nước. Tức là chúng ta có quy định như thế nào chăng nữa thì ít nhất cũng sẽ có quy định ngang bằng đối với sản phẩm tiêu thụ ở Việt Nam.

PV: Vậy, thưa ông, sắp tới cần phải có những quy định như thế nào đối với sản phẩm được lắp ráp trong nước để có thể mang xuất xứ Việt Nam để tiêu thụ trong nước?

Ông Mai Xuân Thành: Nhà nước luôn khuyến khích người Việt Nam tiêu dùng hàng Việt Nam, khuyến khích sản xuất trong nước, chính vì vậy những quy định cho hàng xuất xứ Việt Nam tiêu thụ ở Việt Nam cũng rất là cần. Vì vậy, chúng tôi cho rằng, quy tắc này sẽ góp phần bảo hộ người tiêu dùng và thúc đẩy sản xuất trong nước.

PV: Thưa ông, trong quá trình đi điều tra, xác minh thì cơ quan hải quan đã minh được doanh nghiệp cung cấp hoá đơn đầu vào và những doanh nghiệp theo Asanzo khai báo trên thực tế là có nhiều doanh nghiệp có hoạt động hay không?

Ông Mai Xuân Thành: Trong sáng nay (28-10) đại diện Tổng cục Thuế cũng như các cơ quan liên quan dự họp thì cũng đã nghe và kết quả điều tra cũng cho thấy một  số công ty có dấu hiệu bỏ trốn khỏi địa chỉ đăng ký kinh doanh và những công ty này có liên kết với nhau trong việc mua bán hàng và cũng đã có những dấu hiệu cho thấy là có những hoá đơn không phán ánh đúng thực chất hoạt động mua bán kinh doanh.

PV: Xin cảm ơn ông!

(Theo Công An Nhân Dân)

Tags:
Bài mới
Đọc nhiều