Những “cú đập” và sự hiệu triệu của Tổng thống Biden liệu có tạo “vòng xoáy mới” ở Biển Đông?
Chỉ hơn nửa năm qua, dưới thời Tổng thống Biden, Mỹ đã liên tục phối hợp cùng 3 thành viên còn lại của “bộ tứ” để thắt chặt hợp tác của nhóm. Sự kiện nổi bật đáng chú ý liên quan đến Biển Đông, quân sự trong và ngoài khu vực trong tuần qua, tựu trung lại gắn liền với Mỹ và thành viên của “bộ tứ an ninh”.
4 sự kiện đáng chú ý trong tuần qua liên quan Biển Đông, quân sự trong và ngoài khu vực đáng chú ý, bao gồm:
Mỹ công bố nghiên cứu “chi tiết nhất” chống lại các yêu sách Trung Quốc ở Biển Đông
Trong tài liệu nghiên cứu dài 47 trang, Cục Đại dương và Môi trường Quốc tế và Khoa học của Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết Trung Quốc không có cơ sở theo luật pháp quốc tế đối với những tuyên bố khiến Bắc Kinh tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông với Philippines, Việt Nam và các quốc gia Đông Nam Á khác.
Thứ nhất, việc Trung Quốc đưa ra yêu sách chủ quyền với các thực thể không đáp ứng được định nghĩa về đảo và nằm ngoài lãnh hải hợp pháp là trái với luật pháp quốc tế.
Mỹ và các nước sẽ không công nhận các yêu sách chủ quyền của Trung Quốc, đặc biệt tại Bãi ngầm James, Bãi Tư Chính và Bãi Cỏ Mây.
Thứ hai, các đường cơ sở thẳng mà Trung Quốc tự vẽ ở quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam là trái với luật quốc tế. Mọi ý định hay hành động áp dụng điều tương tự ở các nhóm đảo khác, bao gồm quần đảo Trường Sa, đều phi pháp.
Phía Mỹ khẳng định không có quần đảo nào trong số yêu sách 4 quần đảo mà Trung Quốc gộp chung là “Nam Hải chư đảo” đáp ứng được điều 7 của UNCLOS về đường cơ sở thẳng.
Chính vì điều này, mọi yêu sách hàng hải của Trung Quốc dựa trên “Nam Hải chư đảo” là không phù hợp với luật quốc tế.
Đối thoại đặc biệt 2+2 của Mỹ-Nhật
Cuộc họp này có sự tham dự của các Bộ trưởng Ngoại giao Yoshimasa Hayashi và Bộ trưởng Quốc phòng Nobuo Kishi của Nhật Bản, cùng những người đồng cấp Antony Blinken và Lloyd Austin của Mỹ.
Bộ Ngoại giao Nhật Bản cho biết, tại cuộc họp này, Nhật Bản đã nhắc lại quyết tâm nâng cao năng lực phòng thủ nhằm tăng cường quốc phòng và đóng góp cho hòa bình và ổn định của khu vực. Phía Mỹ hoan nghênh quyết tâm này của Nhật Bản và bày tỏ sẽ tối ưu hóa sự bố trí cũng như năng lực của Mỹ ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương như đã đề cập trong báo cáo Đánh giá Bố trí Toàn cầu gần đây.
Mỹ cũng tái khẳng định cam kết bảo vệ Nhật Bản theo Hiệp ước Hợp tác và An ninh Tương hỗ Nhật Bản-Mỹ bằng cách sử dụng tất cả các năng lực của mình, trong đó có vũ khí hạt nhân.
Cũng tại cuộc họp, các bộ trưởng quốc phòng và ngoại giao của hai nước đã tái khẳng định sự ủng hộ đối với hoạt động thương mại hợp pháp không bị cản trở và tôn trọng luật pháp quốc tế, trong đó có tự do hàng hải và hàng không và các hoạt động sử dụng biển một cách hợp pháp. Trong đó, các bộ trưởng bày tỏ quan ngại về các hoạt động của Trung Quốc trên Biển Đông.
Điều này cho thấy không chỉ chính quyền Tổng thống Mỹ, mà mạng lưới liên kết liên minh chống Trung Quốc ngày càng mở rộng và nâng tầm trong bộ tứ an ninh.
Việc ký kết Thỏa thuận tiếp cận có đi có lại giữa Nhật Bản và Australia đánh dấu một bước tiến nữa trong quá trình xây dựng liên minh kiềm chế Trung Quốc ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương.
Thỏa thuận cho phép quân đội của cả hai nước tiếp cận sâu hơn với các căn cứ không quân, cảng, hậu cần và cơ sở hạ tầng của nhau. Do đó, nó sẽ giúp quân đội của cả hai nước dễ dàng hơn trong việc huấn luyện, tập luyện và hoạt động cùng nhau cho bất kỳ cuộc chiến nào trong tương lai với Trung Quốc.
Hiệp ước mới nhất là một phần của một loạt các thỏa thuận an ninh không chính thức và chính thức, được gọi là các bên nhỏ, mà Hoa Kỳ đã dẫn đầu hoặc hậu thuẫn ở châu Á. Úc đang nổi lên như một đối tác đáng tin cậy nhất của Hoa Kỳ trong hầu hết các thỏa thuận này. Với tư cách là thành viên của Bộ tứ (Mỹ-Nhật-Úc-Ấn), AUKUS (Úc-Anh-Mỹ), và Đối thoại An ninh Ba bên (Mỹ-Úc-Nhật), Úc dường như mong muốn đảm nhận vai trò là cấp dưới quan trọng nhất của Washington trong nỗ lực ngăn chặn sự trỗi dậy của Trung Quốc.
Có những lý do để các nước láng giềng của Bắc Kinh lo lắng về hành vi của Trung Quốc trong khu vực, chẳng hạn như các hành vi xâm phạm lãnh thổ và việc nước này chuyển sang trừng phạt thô bạo. Nhưng việc giả mạo các dàn xếp quân sự lớn như vậy, bao gồm cả quy mô hạt nhân, xuyên qua khu vực rộng lớn này là không tương xứng với các hành động của Trung Quốc trên thực địa và là một hành động quá mức cần thiết. Nó có nguy cơ leo thang các mối đe dọa mà nó được cho là sẽ giảm bớt. Bắc Kinh (và có khả năng là Moscow) sẽ không thờ ơ với việc liên minh ngăn chặn do Mỹ dẫn đầu ở châu Á ngày càng sâu rộng. Kết quả là tất cả chúng ta sẽ là kẻ thua cuộc.
4/ – Trung Quốc và Ấn Độ tổ chức vòng đàm phán cấp chỉ huy quân sự lần thứ 14:
Phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Uông Văn Bân tuyên truyền: Trung Quốc đang tăng cường kết nối với Ấn Độ – thành viên trong Bộ tứ An ninh. Cùng với đó, tình hình biên giới giữa Trung Quốc và Ấn Độ hiện nay tương đối ổn định.
“Trung Quốc và Ấn Độ đang duy trì đối thoại, liên lạc thông qua các kênh ngoại giao và quân sự. Trung Quốc hy vọng kết quả tại vòng đàm phán lần này sẽ thúc đẩy tình hình biên giới từ ứng phó khẩn cấp chuyển sang giai đoạn kiểm soát bình thường hóa” -Phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc.
Giới quan sát cũng nhận thấy sự “hữu hảo của Trung Quốc dành cho Ấn Độ”, sau cái chết của Tổng Tham mưu trưởng Bộ Quốc phòng Ấn Độ trong một vụ tai nạn hàng không vào tháng 12/2021, Bộ Quốc phòng Trung Quốc đã bày tỏ sự cảm thông và chia buồn với phía Ấn Độ. Bên cạnh đó, vào ngày đầu năm mới 2022, binh lính Trung Quốc và Ấn Độ đã tặng quà và chúc mừng nhau ở khu vực gần đường ranh giới kiểm soát thực tế tại biên giới hai nước.
Tuy nhiên, đó chỉ là tuyên bố 1 chiều từ Phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc, riêng phía Ấn Độ, hoạt động kết nối với “bộ tứ an ninh” đã và đang diễn ra mạnh mẽ.
Ốc Biển Trường Sa