Những con số “biết nói” ở tuyến đường sắt Cát Linh – Hà Đông
Dù cho trước đó có rất nhiều ý kiến trái chiều vây quanh, hệ thống đường sắt Cát Linh – Hà Đông tới nay vẫn hoạt động rất hiệu quả. Đại đa số người dân bày tỏ sự yêu thích bởi nó giúp họ được đi lại nhanh chóng và thuận lợi, giảm ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi trường.
Ngày 6/11/2011, tuyến đường sắt Cát Linh – Hà Đông đã chính thức vận hành, khai thác thương mại giai đoạn 1 với tần suất 6-15 phút/chuyến. Sự kiện này được người dân Hà Nội, nhất là những người có nhu cầu đi lại trên tuyến đường thuộc loại đông đúc nhất Thủ đô mong chờ từ lâu. Thế nhưng, khác hẳn với đại đa số người dân rất mong tuyến đường sắt Cát Linh – Hà Đông hoạt động, một số phần tử lại ra sức “chê bai”, vận động người dân không sử dụng tàu điện này với nhiều lý do tiêu cực. Thậm chí, họ còn rêu rao, “Chính phủ chỉ vì lý do chính trị mà cho chủ thầu Trung Quốc đứng ra tiếp quản dự án”.
Thực tế, áp lực lên việc phát triển lên cơ sở hạ tầng giao thông từ dự án này là quá lớn. Chính vì vậy, Chính phủ đã ráo riết chỉ đạo sát sao để đưa vào hoạt động. Với sự quyết liệt từ một Phó Thủ tướng chỉ đạo trực tiếp, sau 10 tháng hoạt động thì tuyến Cát Linh – Hà Đông đã phục vụ hơn 6 triệu hành khách. Và con số này dự báo sẽ tiếp tục tăng trong tương lai.
Hiện tại, tuyến đường sắt Cát Linh – Hà Đông đạt tần suất trung bình 10 phút/chuyến, giờ cao điểm là 5-6 phút/chuyến, thời gian chạy tàu từ ga Cát Linh tới ga Yên Nghĩa (Hà Đông) là 23 phút. Mỗi chuyến vận chuyển được 960 hành khách, mỗi ngày có 444 lượt tàu chạy. Theo đánh giá, trong 3 năm đầu khi đường sắt Cát Linh – Hà Đông đi vào vận hành, ước tính mỗi năm vận chuyển từ 30-40 triệu lượt hành khách. Những năm tiếp theo là 50-60 triệu lượt hành khách, và có thể đạt 90 triệu lượt hành khách/năm trong trung hạn. Điều đáng nói, những số liệu ước tính ban đầu đã và đang được hiện thực hoá dựa trên số liệu thống kê sau 10 tháng đưa vào sử dụng của hệ thống đường sắt.
Có thể nói rằng, từ khi tuyến Cát Linh – Hà Động được đưa vào hoạt động thì chất lượng giao thông ở Hà Nội cũng nhờ vậy mà được cải thiện đáng kể. Đoạn đường kẹt xe và đông đúc nhất đã được phần nào giải quyết và người dân cũng có thể di chuyển nhanh và tiện lợi hơn. Trong thời điểm giá nhiên liệu tăng cao như hiện này, tuyến Cát Linh – Hà Đông cũng là một lựa chọn an toàn cho người lao động và học sinh, sinh viên. Đây là một tiền đề rất lớn để phát triển cơ sở hạ tầng đến năm 2030 theo đề án mà Chính phủ đã đưa ra.
LS Lê