+
Aa
-
like
comment

Những cơn địa chấn giá vàng trong 10 năm qua

10/07/2020 07:49

Thị trường vàng từng chứng kiến những đợt tăng giá điên loạn, vàng trở thành chủ điểm nóng trong từng hơi thở các nhà đầu tư.

Những cơn địa chấn giá vàng trong 10 năm qua

Đó cũng là cảm xúc của những người nắm vàng trong năm 2011. Có thể nói, hiếm có năm nào thị trường vàng lại bốc lửa đến thế!

Tính chung cả năm 2011, giá vàng tăng 24,09% so với cuối năm 2010.

Đánh dấu sự bùng nổ của thị trường vàng là ngày 11-2-2011, sau khi Việt Nam điều chỉnh tỷ giá tăng kỷ lục tới 9,3%. Ngay lập tức, vàng bắt đầu bứt phá lên 36 triệu đồng lượng.

Những cơn địa chấn giá vàng trong 10 năm qua

Vàng lập đỉnh cao nhất trong lịch sử khiến người Hà Nội đổ xô đi bán vàng dù trời mưa tầm tã. Cửa hàng Bảo Tín Minh Châu có lúc không còn tiền mặt để trả, phải đợi giải ngân được thì mới có tiền thanh toán nên đành viết giấy hẹn khách.

Trong khi đó, ở Ruby Plaza, Phú Quý… hành khách phải ngồi xếp hàng dài để chờ lấy tiền đã bán vàng.

Nhận định về cảnh tượng chưa từng có trong lịch sử, ông Lê Văn Hinh chuyên gia kinh tế độc lập về vàng thời điểm đó cho rằng: “Dân bán vàng rất nhiều đã cho thấy độ nhạy cảm của dòng tiền cao so với giá vàng làm cho giá vàng liên tục biến động.

Cơn điên vàng tiếp tục khi đầu ngày 9-8-2011, giá vàng chạm ngưỡng 46 triệu đồng/lượng khi giá vàng thế giới vượt mức 1.760 USD/oz.

Chỉ trong 2 ngày 8 và 9-8-2011, giá vàng đã tăng “điên loạn” thêm gần 5 triệu đồng mỗi lượng.

Những cơn địa chấn giá vàng trong 10 năm qua

Phố Trần Nhân Tông nơi tập trung nhiều cửa hàng vàng tại Hà Nội, lúc nào cũng đông như trẩy hội. Người người, nhà nhà rủ nhau đi buôn vàng. Thậm chí, theo thống kê của Công ty vàng bạc đá quý Bảo Tín Minh Châu vào sáng ngày 9/8, lượng khách đến mua vàng chiếm tới 93,2%, trong khi người bán chỉ là 7%. Và, cũng chỉ sau đó một ngày, tức là phiên giao dịch sáng ngày 10/8, khi giá vàng giảm 1,7 triệu/lượng so với phiên giao dịch chiều ngày 9/8, vẫn với cảnh tượng kinh hoàng đó, nhưng chỉ có điều là người ta lại đổ dồn đi bán vàng.

Đến ngày 19-8-2011, giá vàng lập kỷ lục mới vào ngày 23-8-2011, giá vàng thế giới vượt 1900 USD/ounce và giá vàng trong nước cũng vọt lên 48,6 triệu đồng/lượng rồi vượt 49 triệu đồng/lượng.

Cuối tháng 9-2011, thị trường vàng Việt nam lại chứng kiến cảnh hỗn loạn đội mưa để bán vàng khi giá vàng lao dốc xuống 41 triệu đồng/lượng.

Khép lại năm 2011, giá vàng thế giới dao động nhẹ quanh mốc 1.600 USD/ounce và 43 triệu đồng/lượng trên thị trường Việt Nam.

Những cơn địa chấn giá vàng trong 10 năm qua

Không tăng điên loạn và giao dịch sôi động như năm 2011, thị trường 2016 chứng kiến sự trồi sụt nhưng phản ứng nhà đầu tư khá dè dặt.

Sau 5 tháng đầu năm lình xình quanh ngưỡng 3334 triệu đồng/lượng bất chấp giá thế giới leo thang, vàng trong nước chính thức tìm lại mốc 35 triệu đồng/lượng vào tháng 6. Với việc điều chỉnh tăng 1,6 – 1,8 triệu đồng/lượng trong tháng 6, vàng đã ghi nhận bước tiến 5,1%tốt nhất kể từ đầu năm.

Tâm điểm trong tháng là diễn biến thị trường sáng ngày 24/6 khi cả thế chờ đợi nước Anh chính thức công bố kết quả Brexit. Vàng trong nước đã có cú bật ngoài sức tưởng tượng khi giao dịch quanh 35,5 – 35,9 triệu đồng/lượng, tăng 1,9 triệu đồng chỉ trong vài giờ đồng hồ.

Những cơn địa chấn giá vàng trong 10 năm qua

Ngày 5/7, giá vàng kết thúc ở mức 36,35-36,9 triệu đồng/lượng, nối tiếp gần một tuần giá tăng liên tục. Chưa dừng ở đó, do thị trường đồn đoán rằng giá vàng có thể giá vàng có thể lên tới 40 triệu đồng/lượng hoặc còn có thể cao hơn nữa nên người dân đã đổ xô đi mua vàng ngày 6/7, đẩy giá vàng tăng vọt tới mức đỉnh là 38,8-39,8 triệu đồng/lượng và cuối cùng chốt phiên ở mức 38,7-39,7 triệu đồng/lượngmức cao nhất kể từ tháng 6/2013. Chênh lệch giữa mua vào, bán ra lên tới hơn một triệu đồng. Tuy nhiên, sang ngày 7/7, từ lúc mở phiên giá vàng đã nhanh chóng lao dốc xuống còn 37,7 triệu đồng/lượng, giảm đến hơn 2 triệu đồng/lượng so với đỉnh ngày 6/7.

Chạy theo cơn lốc vàng trong những ngày này, thị trường đã chứng kiến nhiều nhà đầu tư vàng “nghiệp dư” bung tiền mua ngay lúc giá ở gần đỉnh 40 triệu đồng để rồi sau đó phải nhận trái đắng khi bong bóng” vàng “xì hơi” không kiểm soát.

Theo đó, chỉ trong vòng 24 tiếng, nếu nhà đầu tư bán lại thì sẽ bị lỗ đến 3,3 triệu đồng một lượng, tức mất 33 triệu đồng cho 10 cây vàng.

Từ những ngày cuối tháng 11, giới đầu tư đã chú ý đến hiện tượng chênh lệch giữa giá vàng thế giới và giá vàng trong nước “neo” ở mức rất cao. Giá vàng SJC đắt hơn giá vàng thế giới khoảng 3 triệu đồng/lượng. Tại thời điểm đó, các chuyên gia đã cảnh báo nhà đầu tư về những rủi ro có thể xảy ra. Thế nhưng tình hình không được cải thiện. Sang tháng 12, mức chênh này được đẩy lên mức kỷ lục mới trên 5 triệu đồng/lượng.

Những cơn địa chấn giá vàng trong 10 năm qua

Năm 2019, giá vàng ghi nhận sự tăng trưởng hơn 16% đối với vàng trong nước, và 18% đối với vàng thế giới. Và đà tăng này tiếp tục duy trì trong năm 2020, trong bối cảnh căng thẳng MỹTrung tiếp tục diễn ra và Covid-19 lan rộng toàn cầu.

Kim loại quý trong nước và thế giới đang trong những phiên giao dịch tích cực nhất từ đầu năm đến nay khi giá mặt hàng này liên tục vượt đỉnh lịch sử ở các thị trường.

Vàng trong nước liên tục vượt đỉnh lịch sử với mốc giá mới nhất chinh phục được là hơn 50,3 triệu đồng/lượng vào sáng ngày 7/7/2020.

Giá vàng trên sàn New York (Mỹ) cũng tăng 10,7 USD, đóng cửa ở mức 1.785,1 USD/ounce.

Những cơn địa chấn giá vàng trong 10 năm qua

Vàng cũng được hưởng lợi từ việc giá trị đồng USD suy yếu so với 6 đồng ngoại tệ khác. Cùng với đó, việc dịch Covid-19 diễn biến ngày càng phức tạp trên thế giới, đặc biệt là tại Mỹ càng khiến giới đầu tư lo ngại về sự phục hồi của kinh tế thế giới.

Những cơn địa chấn giá vàng trong 10 năm qua

Sự dịch chuyển đầu tư từ Đông sang Tây đang diễn ra khá mạnh mẽ trên thị trường vàng. Trong khi nhu cầu ở Trung Quốc và Ấn Độ 2 nước mua vàng và trang sức lớn nhất thế giới đã sụt giảm nghiêm trọng do dịch Covid-19 đình trệ hoạt động xuất nhập khẩu thì tại các nước châu Âu, nhu cầu đầu tư vàng tăng đột biến.

Nhu cầu đầu tư do tâm lý lo ngại ở các nước phát triển đã đóng góp khoảng 18% vào việc giá vàng tăng trong năm nay.

Ông Darwei Kung, người đứng đầu bộ phận hàng hoá và danh mục đầu tư tại DWS Investment Management Americas Inc, nói: “Chúng tôi cho rằng các nhà đầu tư tại Mỹ và Châu Âu vẫn sẽ tiếp tục đầu tư vàng bất kể nhu cầu từ Châu Á có chuyển biến ra sao. Nếu nhu cầu mua vàng đồng thời tăng mạnh trong thị trường Trung Quốc, Ấn Độ và ETF, giá vàng có thể vẫn sẽ còn tiếp tục tăng mạnh trong thời gian tới.”

Những cơn địa chấn giá vàng trong 10 năm qua

Hiện tại, dịch Covid-19 đang đẩy kinh tế thế giới vào một đợt suy thoái sâu khiến giới đầu tư tháo chạy khỏi chứng khoán cũng như một số kênh đầu tư khác và vàng được hưởng lợi. Giá vàng thế giới được dự báo sẽ đạt và kiểm định trên vùng 1.800 1.850 USD/ounce và nếu dịch Covid-19 chưa giảm, vàng còn được dự báo sẽ chạm mốc lịch sử của năm 2011 là trên 1.900 USD/ounce.

Nhận định về giá vàng, ông Nguyễn Việt Hùng – CEO Viện thực hành đầu tư tài chính Da Vinci cho rằng, nếu nhận xét một cách thận trọng, vàng thế giới có thể lên tới vùng 2.051 USD/oz, nếu được mở rộng sẽ lên 2.223 USD/oz. Theo đó, giá vàng Việt Nam có thể đạt đỉnh ở 56, 57 triệu đồng/lượng. “Vàng sẽ xác lập đỉnh khi cổ phiếu xác lập đáy. Vì vậy, nhà đầu tư cứ bình tĩnh, chưa vội bắt đáy”, ông Hùng cũng cho hay.

Đồng quan điểm là giá vàng sẽ tiếp tục leo cao, PGS.TS Đinh Trọng Thịnh đã có dự báo giá vàng thế giới lên tới 1900-2000 nếu dịch đến cuối quý 3. “Các quốc sẽ gặp khó khăn, suy giảm và khủng hoảng. Họ sẽ bơm tiền ra nhiều. USD mất giá. Nhà đầu tư và người có tiền cũng mua vàng tích trữ để giữ tài sản. Tất cả làm vàng tăng giá.”

Những cơn địa chấn giá vàng trong 10 năm qua
Những cơn địa chấn giá vàng trong 10 năm qua

PV/DV

Bài mới
Đọc nhiều