+
Aa
-
like
comment

‘Như một đội kỵ binh’ – cuộc biểu tình trên yên xe đạp ở New York

05/07/2020 06:20

Các cuộc biểu tình bằng xe đạp trong phong trào Black Lives Matter đã phát triển hơn về quy mô và số người tham gia, trở thành một phương thức thể hiện đặc biệt cho phong trào.

Trong gần 15 phút, một dòng người tấp nập đi xe đạp qua Đại lộ Myrtle ở Brooklyn vào ngày 27/6 theo một hàng dài. Họ hô vang khẩu hiệu và mang theo những tấm bảng vẽ khẩu hiệu như là “We Demand Change” (Tạm dịch: Chúng tôi yêu cầu thay đổi) và “Defund the Police” (Tạm dịch: Cắt giảm quỹ dành cho cảnh sát). Những người khác mặc áo phông có in dòng chữ “Black Lives Matter”. Ảnh: Amir Hamja/ New York Times.
hang nghin nguoi dap xe bieu tinh tai NYC anh 2
Cuộc biểu bình được sắp xếp bởi một nhóm gọi là Street Riders NYC. Bắt đầu từ Barclays Center và đi theo tuyến đường qua các quán bar và toàn nhà văn phòng, hơn 1.000 người biểu tình bằng xe đạp đi qua nhiều quận và cầu trước khi dừng lại ở Central Park vài giờ sau đó. “Mọi người đều đang mạo hiểm cùng chúng tôi”, Orlando Hamilton, 28 tuổi, đồng sáng lập tổ chức Street Riders NYC, nói. “Vì vậy đầu tiên, chúng tôi cảm ơn mọi người vì đã đến đây.” Trong ảnh là hình ảnh những người tham gia biểu tình bằng xe đạp tụ tập ở Công viên McCarren, Brooklyn để chuẩn bị đạp đến Manhattan. Ảnh: Demetrius Freeman/ New York Times.
hang nghin nguoi dap xe bieu tinh tai NYC anh 3
“Tôi đã chỉ hy vọng thu hút được vài trăm người đến buổi biểu tình”, Ted Gusek, một nhiếp ảnh gia ở Brooklyn, người đã giúp tạo nên những làn sóng đầu tiên của sự kiện này, cho hay. “Tuy nhiên thì cuối cùng quy mô của nó lại lớn hơn rất nhiều.” Theo New York Times, việc hạn chế phương tiện công cộng do Covid-19 cộng với năng lượng nhiệt tình cho các hoạt động như này đã tạo điều kiện thuận lợi để các cuộc biểu tình bằng xe đạp phát triển nhanh chóng. Ảnh: Amir Hamja/ New York Times.
hang nghin nguoi dap xe bieu tinh tai NYC anh 4
Evan Friss, giáo sư tại Đại học James Madison, Virginia, người đã nghiên cứu lịch sử xe đạp ở thành phố New York, nói rằng những chuyến đi trong tháng này là cuộc đi xe đạp lớn nhất kể từ năm 2004. Là biểu tượng của sự giải phóng và tự do cá nhân, ông nói, không ngạc nhiên khi đạp xe đóng một vai trò to lớn trong các cuộc biểu tình sau vụ cái chết của George Floyd, một người đàn ông Minneapolis da đen bị cảnh sát ghì cổ xuống đất đến chết hồi tháng trước. Ảnh: Amir Hamja/ New York Times.
hang nghin nguoi dap xe bieu tinh tai NYC anh 5
Sau khi thấy cảnh sát dùng chính những chiếc xe đạp để kiểm soát đám đông, Carlos Polanco cho biết những người tổ chức đã có những chiến lược để giữ an toàn cho người lái, chủ yếu là những người lái xe bị kẹt dọc theo tuyến đường. Tuần trước, một số người đạp xe đã được chỉ định là những người “chặn” giữ cho giao thông đi đúng hướng, cho phép những người còn lại tiếp tục đạp mà không bị gián đoạn phía sau. Ảnh: Amir Hamja/ New York Times.
hang nghin nguoi dap xe bieu tinh tai NYC anh 6
Đoàn người biểu tình đi qua các khu phố ở phía Đông New York, Brownsville ở Brooklyn và Ridgewook ở Queens – những nơi có cộng đồng dân số da đen và Mỹ Latin lớn. Những nơi này chưa bao giờ có một cuộc biểu tình nào đi qua, và khi đột nhiên họ nhìn thấy 6.000 chiếc xe đạp, họ chỉ có thể thốt lên cảm ơn, theo Peter Kerre, đồng sáng lập nhóm Street Riders NYC. Kerre cũng hy vọng rằng thay đổi được nhận thức mà người tham gia biểu tình có thể có về các tuyến đường được cho là không an toàn. Đồng thời, các cuộc biểu tình có thể giúp họ nhận thức rõ hơn về sự mất cân bằng về cơ sở hạ tầng trên toàn thành phố. Ảnh: Demetrius Freeman/ New York Times.
hang nghin nguoi dap xe bieu tinh tai NYC anh 7
Cho đến hiện tại, những người tổ chức không nghĩ rằng các cuộc biểu tình này sẽ sớm kết thúc, và những người đạp xe sẽ tiếp tục tham gia. Dù kiệt sức sau khi đạp hàng chục dặm đường, Jesse Alava, 31 tuổi, nói rằng anh không hề cảm thấy mệt mỏi vì sức nóng của cuộc diễu hành. “Nó tràn đầy cảm xúc và khó có thể tin được”, anh nói. Ảnh: Amir Hamja/ New York Times.

Thành Nhân/New York Times

Bài mới
Đọc nhiều