Mới đây, trên mạng xã hội Baidu đã cho đăng tải một bài viết nhận định về khả năng phát triển kinh tế số vượt bậc của Việt Nam với tiêu đề “nền khinh tế số Việt Nam nhỏ nhưng nhanh”.
Theo tờ báo này viết, thị trường kỹ thuật số của Việt Nam vẫn còn nhỏ, xếp thứ 25 trong số 39 quốc gia (theo khảo sát tại 39 quốc gia toàn cầu trong năm 2022 của Financial Time và Omdia). Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng nền kinh tế số của Việt Nam vào năm 2022 đứng thứ hai thế giới, chỉ đứng sau Ấn Độ.
Với dân số gần 100 triệu người, Việt Nam đứng thứ 15 trên thế giới, là nhận định là một trong những mảnh đất màu mỡ để phát triển nền kinh tế số. Tuy nhiên, theo kết quả khảo sát 39 quốc gia trên thế giới của Omdia và Financial Times, nền kinh tế số của Việt Nam chỉ đứng thứ 25.
Để phát triển hơn nữa thị trường kinh tế số, ông Trần Minh Tuấn, Vụ trưởng Vụ Kinh tế số và Xã hội số, Bộ Thông tin và Truyền thông Việt Nam cho rằng, cần phải có thị trường số, không gian số và nền kinh tế số dữ liệu, trong đó hạ tầng số là điều kiện tiên quyết.
Ông Trần Minh Tuấn cho biết, Bộ Thông tin và Truyền thông Việt Nam đã áp dụng một loạt biện pháp nhằm thúc đẩy phát triển hạ tầng kỹ thuật số. Kết quả khảo sát cho thấy Việt Nam vẫn có thể đảm bảo vận hành 70-80% hoạt động kinh tế số khi Internet bị cắt.
Ở góc độ doanh nghiệp, Giám đốc Đối ngoại Lazada (Việt Nam) Vũ Thị Minh Tú nhấn mạnh yếu tố nguồn nhân lực. Bà cho rằng chất lượng nguồn nhân lực trong nền kinh tế số Việt Nam cần phải được cải thiện, đây là một trong những yếu tố tác động đến sự phát triển bền vững của nền kinh tế số.
Theo Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, để phát triển bền vững cần hoàn thiện khung thể chế pháp luật, nhất là chính sách pháp luật, chính sách cạnh tranh liên quan đến an ninh mạng.
Theo “Báo cáo Kinh tế số Đông Nam Á 2022 – Cưỡi gió, vượt sóng, hướng tới biển cơ hội” của Google, Temasek và Bain Company, nền kinh tế số của Việt Nam năm 2021 có tổng giá trị hàng hoá là 18 tỉ USD, đến năm 2022 là 23 tỉ USD (tăng 28%). Dự báo năm 2025, nền kinh tế số sẽ đạt 49 tỉ USD, tốc độ tăng trưởng 31%.
Ngoài ra, Thống kê từ Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số Bộ Công Thương Việt Nam cho thấy, trong năm qua, đơn vị đã hỗ trợ, tiếp nhận cho 7.893 doanh nghiệp, tổ chức và 2.609 cá nhân đăng ký tài khoản. Theo số liệu từ Vụ Kinh tế số và Kinh tế xã hội của Bộ Thông tin và Truyền thông, dịch vụ công nghệ thông tin (30%) đóng góp nhiều nhất cho nền kinh tế số, theo sau là thương mại điện tử (14,3%) và sản xuất phần cứng (12,83%).
Về kinh tế số, theo tính toán của Vụ Kinh tế số và Xã hội số – Bộ Thông tin và Truyền thông, quy mô nền kinh tế số ghi nhận sự tăng trưởng trên cả 3 khía cạnh: kinh tế số ICT, kinh tế số nền tảng và kinh tế số ngành trong suốt 3 quý năm 2022.
Xét về giá trị, công nghệ số đóng góp nhiều nhất cho các ngành chế biến, chế tạo, bán buôn, bán lẻ, sửa chữa ô tô, xe máy và xe có động cơ khác, hoạt động khoa học và công nghệ.
Hiện giờ, về xã hội số, Việt Nam xếp thứ 9 toàn cầu về số lượt tải mới ứng dụng trên thiết bị di động với tổng số lượng lượt tải đạt gần 3 tỷ lượt (tăng 7,6% so với cùng kỳ năm trước).
Đáng chú ý, người dùng kỹ thuật số ở thành thị Việt Nam có tỷ lệ chấp nhận các dịch vụ kỹ thuật số cao nhất, trong đó thương mại điện tử, dịch vụ vận chuyển và dịch vụ giao đồ ăn đứng đầu danh sách với tỷ lệ lần lượt là 96%, 85% và 85%. Ngoài ra, các dịch vụ tài chính kỹ thuật số đang phát triển nhanh chóng. Trong giai đoạn 2021-2022, cho vay kỹ thuật số sẽ đạt tốc độ tăng trưởng gộp hàng năm (CAGR) nhanh nhất là 114%. Hơn nữa, Việt Nam đứng đầu Đông Nam Á trong thị trường tăng trưởng dài hạn của các quỹ đầu tư mạo hiểm với 83% quỹ đầu tư mạo hiểm kỳ vọng hoạt động thương vụ tại Việt Nam tăng trưởng trong dài hạn.
Theo trang baidu nhận định, Việt Nam là một trong những quốc gia nhanh chóng khôi phục các hoạt động trong điều kiện “bình thường mới” sau dịch COVID-19. Thương mại điện tử đã trở thành “đầu tàu” của tăng trưởng kinh tế số Việt Nam. Theo Sách trắng Thương mại điện tử Việt Nam 2022, số lượng người tiêu dùng mua sắm trực tuyến đã tăng nhanh từ 33,6 triệu năm 2017 lên 49,3 triệu năm 2020 và 54,6 triệu năm 2021, và dự kiến sẽ đạt 57-60 triệu vào năm 2022.
Có thể nói, Việt Nam đang đi đúng hướng, đã ban hành trước thời hạn một chiến lược để thực hiện cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư và phát triển nền kinh tế số, xã hội số.
Thực hiện: Tuệ Ngô
Đồ họa: M.N