+
Aa
-
like
comment

Nhìn vụ Đồng Tâm, cảnh sát nước ngoài bắn chết tội phạm như thế nào?

Thu An - 23/01/2020 10:09

Ở đường phố bên Đức, bến xe, nhà ga, sân bay, người đi đường đều thấy lực lượng cảnh sát mang vũ khí theo người (súng ngắn, đôi khi cả súng tiểu liên) không phải chỉ để cho oai mà trong trường hợp cần thiết họ sẽ bắn.

Về vấn đề này, trang mạng của đài truyền hình công cộng MDR của Đức ngày 26/11/2019 đăng bài “Khi nào cảnh sát được phép bắn”. Trong đó có đoạn: Luật về an toàn và trật tự công cộng quy định khi nào cảnh sát được phép sử dụng vũ khí. Theo đó, lực lượng cảnh sát được phép bắn vào người để tránh sự nguy hiểm đến tính mạng của người thi hành công vụ. Ngoài ra, lực lượng cảnh sát cũng được phép sử dụng vũ khí khi hoạt động để ngăn chặn tội ác đang được thực hiện và trong lúc hung thủ sử dụng súng hoặc chất nổ, đặc biệt là đối với tội phạm khủng bố.

Cảnh sát nước ngoài sẵn sàng dùng súng nếu nghi phạm cố tình chống đối

Chương trình thời sự của đài truyền hình nhà nước Đức ngày 24/07/2019 thống kê cứ sau sáu ngày rưỡi cảnh sát nước này lại nổ súng một lần. Năm 2018, cảnh sát ở Đức đã bắn chết tổng cộng mười một người và làm 34 người bị thương. Năm 2017 đã có 75 trường hợp cảnh sát sử dụng súng chống con người. Theo các số liệu thống kê, 14 người đã thiệt mạng và 39 người bị thương.

Ở xứ sở vốn được ca tụng “nhân quyền số 1”, tờ Washington Post đã đưa tin tại Mỹ cảnh sát đã bắn chết 992 người vào năm 2018. Nếu tính trung bình theo dân số, số người bị cảnh sát bắn chết ở Mỹ cao gấp hơn 20 lần so với ở Đức. Cảnh sát được dùng “vũ lực chết người” nếu nghi can trở thành mối đe dọa nguy hiểm với những người xung quanh hoặc với chính sĩ quan đó. Ví dụ, với một kẻ cầm súng trong siêu thị đe dọa người khác, không chấp nhận đầu hàng thì cảnh sát có thể xả đạn.

Ở bang Texas, có cơ quan Texas Alcoholic Beverage Commission (TABC) là một cơ quan công cộng Texas chịu trách nhiệm điều tiết, kiểm tra và đánh thuế việc sản xuất, bán và sử dụng đồ uống có cồn trong tiểu bang. Chỉ cần người bán bia rượu cho người dưới 21 tuổi mà cơ quan này nắm được thông tin chứng cứ thì họ cho cả 1 tiểu đoàn cảnh sát vô bắt người đó, đóng cửa cửa hàng luôn. Nếu phản kháng thì người ta nói đây là luật của Mỹ, chống lại thì tăng thêm tội là tấn công người thi hành công vụ. Nước Mỹ đó, nhân quyền đó, người ta đâu ra đó, minh định. Nếu phản kháng cảnh sát đến bắt ngay. Do đó, việc cảnh sát thi hành công vụ mình phải tuân thủ. Mình là người dân công chính thì phải khuyến khích người dân không được chống lại người thi hành công vụ.

Cảnh sát Anh tuần tra

Các nước trên thế giới đều quan niệm chống người thi hành công vụ, hành hung, thậm chí là giết người đang thi hành công vụ đều phải chịu án phạt nặng hơn so với nạn nhân thông thường. Nguyên do là bởi những người thi hành công vụ gánh trách nhiệm thực thi pháp luật, thiết lập trật tự xã hội, bảo vệ bình yên cho người dân, mà đôi khi họ có thể phải đánh đổi cả tính mạng cho sự bình yên đó.

Mới đây, Cảnh sát bang Victoria – bang lớn thứ 2 của Australia, bắt đầu từ hôm 28/10, lần đầu tiên sẽ được trao quyền được nổ súng đối với các đối tượng là lái xe có hành vi cố tình đe dọa tính mạng của công dân hoặc bị tình nghi có hành vi tấn công khủng bố.

Cảnh sát Mỹ trấn áp tội phạm

Nhận định về sự việc ở Đồng Tâm, Luật sư người Mỹ gốc Việt Hoàng Duy Hùng (cựu nghị viên ở thành phố Houston) cho rằng: Nếu đó chỉ là vấn đề giá cả đền bù đất đai nhưng nếu chưa thỏa đáng thì ông Lê Đình Kình cần thuê luật sư, ra tòa. Chứ không được sử dụng vũ khí, vũ lực chống đối.

Những người công an đã hy sinh tại chiến trường đối với 1 nhóm thảo khấu như vậy. Việc làm đó vi phạm nguyên tắc thứ 4 là biến họ thành thảo khấu, tiếng Anh là armed insurgent, nghĩa là những người nổi loạn có vũ trang. Đối với những người này không thể được hưởng theo quy định bình thường được. Ông Kình khi cầm lựu đạn tính ném vào chiến sĩ công an thì bị tiêu diệt. Tôi lên án gắt gao. Nhà nước đã làm hết mình để đối thoại nhưng ông Kình không chịu đối thoại. Hòa hợp dân tộc không phải là 1 chiều mà là 2 chiều. Nhà nước đã mở ra thì những người kia phải biết đón nhận theo luật pháp, hòa hợp dân tộc không có nghĩa là vô luật pháp. Cách làm của ông Kình là vô luật pháp, ông này tự biến mình thành cường hào, địa chủ, lãnh chúa trong Đồng tâm đó hả? Luật pháp đâu.

Những ai cho rằng hòa hợp dân tộc không được thi hành thì là tại quý vị, chứ không phải nhà nước và người dân Việt Nam không muốn hòa hợp dân tộc. hòa hợp dân tộc là con đường tất yếu phải đi, những ai chống lại là vô luật pháp, không ai chấp nhận.

Thu An

Bài mới
Đọc nhiều