+
Aa
-
like
comment

“Nhìn Việt Nam là hiểu Trung Quốc”

Tuệ Ngô - 19/12/2022 14:48

Mới đây, một bài viết được đăng tải trên chuyên mục kinh tế vĩ mô của chuyên trang tài chính Bắc Kinh với tiêu đề nhìn hiệu quả kinh tế của Trung Quốc thời hậu dịch từ kinh nghiệm của Việt Nam, trong đó đã nhận định Việt Nam như một tấm gương sáng với những kinh nghiệm mở cửa quản lý và phục hồi kinh tế. Từ đó cho thấy việc đạt những thành công lớn của Việt Nam như “kim chỉ nam” cho quá trình mở cửa trở lại của Trung Quốc.

Trung Quốc đang dần nới lỏng biện pháp phòng dịch, chuẩn bị cho lộ trình mở cửa

Cụ thể, tờ báo này viết với việc chính phủ công bố 10 điều khoản mới, chính sách phòng chống dịch bệnh trong nước đã chính thức mở ra một bước ngoặt toàn diện và nền kinh tế Trung Quốc đã chính thức bước vào kỷ nguyên hậu dịch.

Theo đó, quyết định này của chính phủ Trung Quốc đã đón nhận được sự hưởng ứng nhiệt thành của đa số người dân Trung Quốc nói riêng và các quốc gia trên thế giới nói chung thì việc đóng cửa với Covid của Trung Quốc đã diễn ra quá lâu, không chỉ ảnh hưởng tới đời sống của nhân dân Trung Quốc mà còn có tác động tiêu cực đến nền kinh tế toàn cầu.

Tuy nhiên, việc mở cửa trở này sau thời gian dài cô lập chắc chắn cũng khiến Trung Quốc gặp không ít khó khăn khi họ sẽ phải đối mặt với nhiều vấn đề lớn từ việc thay đổi suy nghĩ và tâm lý của người dân đến những nỗ lực phục hồi hoạt động sản xuất và quan trọng nhất là phục hồi ngành du lịch, dịch vụ. Một trong 3 trụ cột quan trọng nhất của nền kinh tế đã bị tàn phá nặng nề với hàng trăm ngàn cửa hàng doanh nghiệp và cơ sở kinh doanh đã phá sản vì các lệnh phong tỏa.

Bài học “xương máu”

Tháng 4/2021, một trường hợp nhiễm Virus Delta đầu tiên được phát hiện tại Việt Nam và lây lan nhanh chóng. Đến tháng 7, số ca mắc mới được xác định tiếp tục đạt mức cao mới, buộc chính phủ Việt Nam phải áp dụng một hệ thống phòng chống dịch rất hà khắc và áp dụng các biện pháp phong tỏa xã hội nghiêm ngặt nhất trên toàn lãnh thổ Việt Nam.

Những hạn chế do phong tỏa sẽ càng khiến kinh tế Trung Quốc suy giảm mạnh

Mặc dù các lệnh cấm khắc nghiệt này đã tạm thời ngăn chặn được virus, nhưng nó cũng giáng một đòn nặng vào nền kinh tế của Việt Nam. GDP Việt Nam đã lần đầu tiên có một quý tăng trưởng âm kể từ năm 1986.

Tác động tiêu cực của việc phong tỏa thiếu bền vững này khiến Việt Nam quyết định nới lỏng dần chính sách phòng chống dịch. Tháng 10/2021, Việt Nam ban hành nghị quyết 128 chuyển từ chính sách Zero-Covid sang sống chung với Covid. Tháng 11, Sở y tế thành phố Hồ Chí Minh đã cho phép cách ly tại nhà. Tháng 3/2022, Việt Nam nới lỏng chính sách xuất nhập cảnh cho phép du khách không cần cách ly. Tháng 5, họ bỏ qua các yêu cầu xét nghiệm thì nhập cảnh.

Nếu nhìn vào số ca mắc mới được xác nhận tại Việt Nam, bạn sẽ thấy đỉnh điểm của nó xảy ra vào tháng 3/2022, sau khi Việt Nam cơ bản được tự do hóa hoàn toàn. Chỉ trong một tháng, có 1,5 triệu người nhiễm bệnh chiếm 1,5% dân số, có thời điểm số ca nhiễm mới lên tới vài trăm nghìn người mỗi ngày, nhưng tỷ lệ tử vong rất thấp và số ca nhiễm mới giảm nhanh sau đó.

Đánh giá về sự phục hồi, kinh tế Việt Nam đã phục hồi rõ rệt, ngay cả khi tỷ lệ ca nhiễm mới tăng cao sau khi tự do hóa hoàn toàn. Trong 3 quý đầu tiên của năm 2022, GDP thực tế của Việt Nam đã tăng trưởng 8,9% và tốc độ tăng trưởng trong quý 3 đã tăng lên một mức khủng khiếp 13,7%.

Các nhà phân tích cho biết tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ của Việt Nam chủ yếu được thúc bởi việc nối lại hoạt động trong ngành sản xuất và sự phục hồi của ngành dịch vụ thì tốc độ tăng trưởng của ngành công nghiệp trong quý II và quý III đều vượt 10%, vượt xa so với mức trung bình 6% trước dịch bệnh. Trong khi ngành du lịch ăn uống, vốn về ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh, đã phục hồi nhanh, mặc dù có thể vẫn chưa trở lại mức trước dịch bệnh nhưng đã có tác động to lớn tới nền kinh tế.

Khách quốc tế làm thủ tục nhập cảnh vào Việt Nam tại cảng HKQT Nội Bài trong ngày 15/3/22, ngày đầu mở cửa đón khách quốc tế.

Nhưng điều quan trọng cần phải chỉ ra là Việt Nam đã áp dụng các chính sách kinh tế vĩ mô tương đối hiệu quả sau khi mở cửa trở lại. Vào tháng 1/2022, chính phủ Việt Nam đã đưa ra kế hoạch kích thích tài chính trị giá 15 tỷ đô la. Đây là gói kích cầu lớn nhất trong lịch sử, tuy nhiên, nó không được dùng cho các khoản trợ cấp tiền mặt mà tập trung vào việc xây dựng cơ sở hạ tầng, hỗ trợ kinh doanh, mở cửa kinh tế và phúc lợi xã hội.

Do đó, khi phân tích trường hợp của Việt Nam, các nhà phân tích Trung Quốc có thể nhận thấy một điều rằng nền kinh tế tăng trưởng vượt mức đại dịch là hoàn toàn có thể xảy ra sau khi dịch bệnh đã được nới lỏng ngay cả khi không bơm quá nhiều tiền vào nền kinh tế, miễn là chúng ta có thể kết hợp được việc quản lý kinh tế với các chính sách vĩ mô phù hợp.

“Chỉ cần nhìn vào Việt Nam là hiểu Trung Quốc”

“Trong bối cảnh chính quyền trung ương đã chính thức phát đi thông điệp mở cửa, khẳng định quyền tối cao của người dân kiên quyết giành chiến thắng trong cuộc chiến chống dịch và chính thức bước vào kỷ nguyên thời hậu dịch, thị trường diễn biến thế nào sau khi tối ưu hóa công tác phòng, chống dịch bệnh, lĩnh vực tiêu dùng sẽ chứng kiến sự đảo ngược hình chữ V của sự phục hồi giá trị tổng thể cùng với điểm uốn của công tác phòng chống dịch bệnh và các vấn đề khác. Hãy nhìn vào những gì đã xảy ra tại Việt Nam thì chúng ta sẽ rõ”, các nhà phân tích cho biết.

Tại sao lại chỉ cần nhìn vào Việt Nam lại hiểu Trung Quốc và tại sao kinh nghiệm phòng chống dịch của Việt Nam là rất quý giá đối với Trung Quốc? Ở góc độ hệ thống và văn hóa quốc gia so với Singapore, Nhật Bản hay bất kỳ một quốc gia nào khác, những thay đổi trong đường lối phòng chống dịch của Việt Nam có ý nghĩa học tập và tham khảo lớn nhất đối với Trung Quốc.

Những thay đổi trong đường lối phòng chống dịch của Việt Nam có ý nghĩa học tập và tham khảo lớn nhất đối với Trung Quốc.

Trước hết, Việt Nam có văn hóa tương đồng cao đối với Trung Quốc, người dân Việt Nam và người Trung Quốc đều rất cần cù và sống thực tế. Vì vậy, với chính sách phòng chống dịch tương tự tâm lý xã hội của công chúng đối với dịch bệnh cũng tương đối nhất quán.

Thứ 2, hệ thống và con đường phát triển kinh tế của Việt Nam rất giống với Trung Quốc với một quá trình mở cửa và phát triển kinh tế phần lớn là giống nhau. Cơ cấu kinh tế cũng tương tự với một nền kinh tế định hướng sản xuất và xuất khẩu bên cạnh phát triển dịch vụ và tiêu dùng. Đồng thời, các chính sách chống dịch ban đầu của 2 nước về cơ bản là như nhau, đó là kiểm soát nghiêm ngặt và hướng tới mở cửa, chỉ khác là diễn biến tại Trung Quốc đang chậm hơn Việt Nam.

Và quan trọng hơn là trong quá trình chống dịch, Việt Nam không chỉ sử dụng vaccine MRNA của các quốc gia phương tây mà còn sử dụng kết hợp giữa vaccine bất hoạt của Trung Quốc và vaccine của phương Tây, đồng thời, tỷ lệ tiêm phòng của Việt Nam cũng rất gần với Trung Quốc. Do đó, Việt Nam có những điều kiện tốt hơn để đánh giá về tính hiệu quả của vắc xin tại Trung Quốc.

Tháng tư 5/2021 trước sự tấn công của chủng Delta, chính sách phòng chống dịch của Việt Nam bị thách thức. Đến tháng 10, chủng Omicron lấn át và đẩy lùi chủng Delta, Việt Nam đã thực hiện bước đi táo bạo và đã đạt được thành công. Những kinh nghiệm này cũng giống như quá trình dọn đường cho sự mở cửa trở này của Trung Quốc trong những tháng tới.

Tóm lại, trải dài 4 đợt dịch của Việt Nam có rất nhiều kinh nghiệm quý báu, tương đồng với diễn biến tại Trung Quốc, khác biệt duy nhất là về thời gian, do đó nghiên cứu kinh nghiệm của Việt Nam là bài học quý báu cho quá trình mở cửa trở lại của Trung Quốc. Tuy nhiên, Trung Quốc cũng cần phải có những điều chỉnh phù hợp và khoa học với điều kiện của đất nước để quá trình mở cửa đất nước được diễn ra tốt hơn.

Tuệ Ngô

Bài mới
Đọc nhiều