+
Aa
-
like
comment

Nhìn hình ảnh này ai dám xuyên tạc cố Tổng bí thư bán đất cho Trung Quốc?

17/08/2020 12:05

Một người lặng lẽ đứng bên đường đón linh cữu và tiễn đưa cố Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu! Bác ấy chắc cũng từng là một người lính. Tình nghĩa của thế hệ vàng dân tộc là như vậy đấy. Mong các thế hệ sau hãy gìn giữ…. noi theo!

Có thể người bác đứng cầm tấm ảnh ấy là một trong những người từng vào sinh ra tử ở cả hai cuộc chiến chống Pháp và chống Mỹ với cố Tổng bí thư Lê Khả Phiêu. Hoặc cũng có thể đó là người được nghe lời chỉ đạo của cố Tổng bí thư Lê Khả Phiêu trong một trận đánh ở Thượng Đức – Đà Nẵng vào những năm 1974 rằng, “Các bà mẹ miền Bắc đã nuôi những người con đến khi họ trưởng thành lại giao cho quân đội để làm những người lính cho chúng ta chỉ huy trong các trận đánh. Chúng ta phải thay mặt những người cha, người mẹ, đồng bào chúng ta đảm bảo các chiến sỹ hoàn thành được nhiệm vụ mà quân đội giao cho nhưng cũng phải giảm thương vong cho anh em chiến sỹ, giảm đau thương cho những người mẹ, người cha”.

Sự ra đi của cố Tổng bí thư Lê Khả Phiêu không chỉ để lại niềm thương tiếc cho đồng chí, đồng đội và người dân, mà lần đầu tiên một ngôi làng – nơi không phải sinh ra vị cố Thượng tướng đã lập bàn thờ cho ông. Nghe tin cố Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu mất, người dân tại làng Rồng, thị trấn Thuận An, huyện Phú Vang, Thừa Thiên – Huế đã lập bàn thờ để tưởng nhớ ông, người có công lập ra ngôi làng này cách đây hơn 20 năm trước.

Người dân làng Rồng lập bàn thờ tưởng nhớ nguyên Tổng bí thư Lê Khả Phiêu

Trái tim chất chứa tình cảm sâu nặng của người dân làng Rồng, những ngày qua vẫn hướng về Thủ đô, nơi cố Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu trút hơi thở cuối cùng. Dù Bác đã ra đi mãi mãi nhưng dân làng ven biển nơi đây vẫn luôn ghi nhớ công ơn và tình cảm chân thành của nhà lãnh đạo đáng kính, đã khai sinh ra làng.

Dẫu biết sinh tử là lẽ thường tình của tạo hóa, nhưng sự ra đi của cố Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu vẫn khiến người dân làng Rồng cảm thấy chơi vơi và hụt hẫng. Người dân nơi đây dành nhiều tình cảm và coi bác Phiêu như một người cha bởi bác là nguồn động viên lớn lao của dân làng lúc khó khăn, nhất sau trận lũ lụt lịch sử năm 1999. Hay tin bác mất, bà con thương tiếc, mong muốn lập một điểm viếng ngay tại làng Rồng để làm nơi hương khói bác.

Hai mươi mốt năm trôi qua, nhưng ký ức kinh hoàng do trận đại hồng thủy cuối năm 1999 để lại vẫn còn hiện rõ đối với 63 hộ dân sống trên đập Hòa Duân, làng Hải Thành, thị trấn Thuận An. Thời điểm đó, cơn lũ đã cuốn trôi con đập Hòa Duân ra biển, mở ra một cửa biển lớn, dài hơn 600m trên bờ biển thị trấn Thuận An. Bỗng chốc gần 200 người dân nơi đây trở thành những người không nhà. Mười hai người thân ra đi mãi mãi cùng tất cả của cải bao năm gây dựng khiến họ chới với, không biết nên “viết” lại cuộc sống từ đâu.

Ngày ấy, nhờ sự hỗ trợ kịp thời của Nhà nước mà trực tiếp là cố Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu mà chỉ chưa đầy 3 tháng sau, những hộ dân nơi đây đã tái thiết được cuộc sống trên vùng đất mới mang tên “làng Rồng”, cách đập Hòa Duân – nơi đau thương cũ chừng 1km. Tên “làng Rồng” cũng chính do cố Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu đặt vào năm Canh Thìn (2000) với mong muốn bà con mạnh mẽ vượt qua nỗi đau, vươn lên phát triển để có được cuộc sống khởi sắc. Vì vậy, tất cả những hộ dân làng Rồng đều coi bác Phiêu là người cha khai sinh ra làng. Từ sau ngày đặt tên cho làng, cứ mỗi cuối năm hoặc dịp Tết, “bác Phiêu” lại sắp xếp công việc, dành thời gian trở về thăm dân làng nơi đây.

Nguyên Tổng bí thư Lê Khả Phiêu thăm người dân Làng Rồng năm 1999

Lo lắng thiên tai sẽ lại gây khó khăn cho người dân làng Rồng, Cố Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu nhanh chóng kêu gọi giúp đỡ từ nhiều nơi để có thể xây nhà sinh hoạt chung với mong muốn người dân có nơi sinh hoạt văn hóa, đồng thời là nơi kiên cố tránh nạn thiên tai. Đúng như điều bác mong muốn, dân làng Rồng bình yên, vượt qua nhiều cơn bão, lũ suốt những năm qua. Từ đó, những con người sống sót sau trận đại hồng thủy năm 1999 đoàn kết, đùm bọc lẫn nhau xây dựng giống nòi “con Rồng, cháu Tiên”, giúp bộ mặt chung của làng Rồng ngày một khởi sắc.

Mới đây, cố Thượng Tướng Lê Khả Phiêu đã được an táng tại nghĩa trang Mai Dịch. Nguyện vọng của ông là được rải tro xuống sông như bao đồng đội ông từng vào sinh ra tử. Như những người bước ra từ cuộc chiến, được chính Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dìu dắt dạy bảo. Chết là hết trở về với cát bụi, điều quan trọng ông để lại cho đất nước những dự án tầm vóc lớn lao mà người đời còn phải mang ơn khi nhắc tới đó. Không có gì vĩnh cửu bằng chính xây dựng tượng đài trong lòng nhân dân.

Ấy thế mà khi ngày Quốc tang của ông chưa được diễn ra thì đã có những kẻ lu loa kêu gào không tổ chức vì ông đã bán đất cho Trung Quốc. Lại nói, thử hỏi rằng, một con người dùng cả xương máu, cả tuổi thanh xuân của mình để đánh đuổi từng quân xâm lược, giữ từng tấc đất cho quê hương, bảo vệ nền hòa bình của cả dân tộc thì làm sao lại có những hành động vô tri ấy. Chẳng qua những kẻ vô công rỗi nghề, sống sung sướng trong hòa bình, chỉ nghe tiếng bom đạn qua lời kể thì mới có những hành động xuyên tạc lịch sử, vô ơn với người có công với Tổ quốc như thế. Đáng tiếc thay cho lớp hậu duệ được hưởng hòa bình mà lại đem nó đạp xuống bùn nhơ! Đáng tiếc cho lớp hậu duệ trưởng thành nhưng nhân cách mãi không lớn được!

Thu An (TH)

Tags:
Bài mới
Đọc nhiều