Nhiều tỉnh, thành thay đổi việc đi lại theo Nghị quyết 128 từ 20/10
Theo Business Insider, một “cảnh báo đỏ” mới vừa xuất hiện trong nền kinh tế Trung Quốc. Tờ báo khẳng định “Không có gì đang diễn ra thuận lợi cho nền kinh tế Trung Quốc vào lúc này”.
“Bóng ma” giảm phát
Theo báo cáo từ Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc vào ngày 10/7, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của nước này trong tháng 6 không có biến đổi, ở mức 0% so với cùng kỳ năm trước, là mức thấp nhất trong hơn 2 năm qua.
Trong khi đó, chỉ số giá sản xuất (PPI) đo lường chi phí hàng hóa tại cổng nhà máy đã giảm 5,4% so với cùng kỳ năm trước, đạt mức giảm sâu nhất trong gần 8 năm.
Hoạt động sản xuất tiếp tục suy giảm trong tháng thứ ba liên tiếp, trong khi xuất khẩu sang Mỹ và các nền kinh tế phương Tây khác cũng yếu đi.
Tình hình trên đã gây ra nhiều lo ngại về nguy cơ giảm phát và ảnh hưởng đến lòng tin kém trong nền kinh tế Trung Quốc, khiến nền kinh tế rơi vào vòng luẩn quẩn với nhu cầu yếu và giá cả thấp, tác động qua lại và trở nên yếu hơn nữa.
Ngoài ra, tỷ lệ thất nghiệp trong nhóm lao động trẻ tại thị trường lao động cũng đã tăng đáng kể lên mức kỷ lục hơn 20% trong tháng 5.
Đồng thời, thị trường bất động sản, một trụ cột quan trọng của nền kinh tế Trung Quốc, cũng đã mất đà phục hồi dù Chính phủ đã nới lỏng nhiều chính sách để thúc đẩy nhu cầu mua nhà.
Thị trường tài chính của quốc gia cũng không có triển vọng tươi sáng. Đặc biệt, các nhà đầu tư nước ngoài đã bán ròng 1,71 tỷ USD cổ phiếu Trung Quốc trong tháng 5, tăng gần gấp ba so với mức 659 triệu USD của tháng 4.
“Thập kỷ mất mát”
Ngày 13/7, Reuters trích dẫn dữ liệu từ Tổng cục Hải quan Trung Quốc cho biết xuất khẩu của nước này đã giảm 12,4% trong tháng 6 so với cùng kỳ năm trước, trong khi nhập khẩu giảm 6,8% trong cùng kỳ.
Đây là con số đáng kể, theo những nhà kinh tế được Reuters khảo sát. Nhóm chuyên gia này dự đoán xuất khẩu sẽ giảm 9,5% và nhập khẩu giảm 4%.
Thực tế cho thấy sự suy giảm trong xuất khẩu của Trung Quốc đang ở mức tệ nhất kể từ khi đại dịch COVID-19 bùng phát hơn ba năm trước, theo thống kê của Reuters.
Ông Lu Daliang, người phát ngôn của Tổng cục Hải quan Trung Quốc, cho biết trong một cuộc họp báo rằng “Tình hình phục hồi kinh tế toàn cầu yếu, xu hướng giảm hoạt động thương mại và đầu tư toàn cầu, cùng với những vấn đề địa chính trị, đã góp phần làm giảm sản lượng xuất khẩu.”
Sau một giai đoạn tăng trưởng ban đầu, nền kinh tế Trung Quốc gặp khó khăn trong việc phục hồi sau hơn ba năm áp dụng các biện pháp chống dịch COVID-19 nghiêm ngặt, cho thấy mục tiêu tăng trưởng của Trung Quốc trong năm nay có thể không được đạt như kỳ vọng.
Các số liệu gần đây khác từ Trung Quốc cũng không đáng khích lệ, khi hoạt động sản xuất liên tục suy giảm trong tháng 6, theo số liệu chính thức.
Một nhà phân tích cho biết một số nhà kinh tế kỳ vọng Trung Quốc sẽ áp dụng các biện pháp kích thích để thúc đẩy nền kinh tế đang trên đà suy giảm, nhưng có thể Bắc Kinh sẽ có quan điểm khác.
Ông Robert Carnell, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu về Châu Á Thái Bình Dương của ING, đã viết trong một bình luận ngày 6/7 rằng “Chúng tôi hy vọng sẽ thấy nhiều biện pháp kích thích nhanh hơn, nhằm đạt được các mục tiêu nhỏ hơn và cụ thể hơn.”
Điều này có nghĩa là Trung Quốc có thể thực hiện một loạt các biện pháp nới lỏng chính sách tiền tệ, mở rộng trợ cấp và giảm thuế, nhưng không sẽ có một “bức tường tiền tệ” – ông nói thêm.
Vào những năm 1980, có nhiều kỳ vọng rằng Nhật Bản sẽ vượt qua Mỹ để trở thành nền kinh tế hàng đầu thế giới. Tuy nhiên, đến đầu những năm 1990, khi bong bóng kinh tế sắp vỡ, Bộ Tài chính của Nhật Bản đã quyết định tăng lãi suất, dẫn đến sự sụp đổ của thị trường chứng khoán và bùng nổ cuộc khủng hoảng nợ, làm giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế.
Bây giờ, khi nhìn vào tình hình kinh tế đầy ảm đạm của Trung Quốc, một số chuyên gia đang lo ngại liệu sau 30 năm tăng trưởng ấn tượng, liệu Trung Quốc có đang tiến gần tới “thập kỷ mất mát” như Nhật Bản đã trải qua hay không.
Tuệ Ngô