+
Aa
-
like
comment

Nhiều cơ sở kinh doanh của người Việt ở Mỹ bị đốt phá trong biểu tình

06/06/2020 11:38

Nhiều nhà hàng Việt và tiệm nail ở Mỹ bị đập cướp phá hoặc bị thiêu rụi trong biểu tình. Theo dự đoán tình hình căng thẳng sẽ chấm dứt sau vài ngày nữa, khi cảnh sát giết chết người da đen Floyd.

Nhiều cửa hàng ở trung tâm thành phố Houston, tiểu bang Texas cũng bị đập phá, trong đó có nhà hàng Blind Goat của đầu bếp mù nổi tiếng Christine Hà,.Trong khu vực trung tâm thành phố, houston, đã có nhiều biển cảnh báo người dân tránh khu vực này.

Theo tờ Tampa Bay Times cho hay .Tối 30/5 vừa qua. Nhà hàng Saigon Bay ở khu thương mại Fowler Plaza South, thành phố Tampa tiểu bang Florida, cùng với tiệm giày Champs Sports sát bên cạnh đã bị cướp bóc và bị đốt phá tan tành, sau khi cuộc biểu tình ôn hòa ban ngày liên quan đến cái c h ế t của George Floyd biến thành bạo loạn. Được biết Saigon Bay đã tồn tại hàng chục năm nay, là nhà hàng cón phở rất được ưa chuộng của người dân Tampa và những Sinh viên ở khu Đại học Nam Florida

Anh Hoài Nam, chủ một nhà hàng Việt ở thành phố New York, lại lo lắng vì biểu tình nổ ra. Các cơ sở kinh doanh khác ở một số khu vực bị phá hoại, nhưng nhà hàng của anh may mắn chưa ảnh hưởng gì , anh nói “Covid-19 đã khiến nhiều chủ kinh doanh điêu đứng rồi. Vừa mở cửa lại được hai tuần sau cả tháng đóng cửa do lệnh phong tỏa để kiềm chế Covid-19 lây lan, giờ thêm bạo loạn nữa không biết họ phải sống sao”, anh chia sẻ. “Hàng ngày tôi vẫn mở cửa nhà hàng, đến tối về lại bất an, sợ nhỡ nhà hàng của mình bị đập phá thì sao?”.

Siêu thị Little Saigon của ông Sỹ Nguyễn nằm ngay trung tâm St. Paul của thành phố Minneapolis cũng là một trong những nơi bị những kẻ hôi của nhắm đến nhưng may mắn không bị thiệt hại nhờ sự chống trả của chủ tiệm.

Ông Sỹ cho biết ông ‘đã dùng súng’ để răn đe những kẻ tấn công. “Chúng tôi không nổ súng, nhưng chúng tôi cầm trong tay vũ khí để nói rằng nếu tụi bây dám xông vào thì tao sẽ bắn,” ông nói.

“Tôi đã được huấn luyện và được phép mang súng bên người. Tôi biết cách sử dụng, biết khi nào nên bắn và khi nào không nên bắn,” ông phân trần.

Nhờ ông quyết định ở lại kháng cự để giữ gìn tài sản nên ‘nhóm hôi của chạy đi’ trong khi ‘tất cả các tiệm khác đều bị vô đập phá và có tiệm còn bị đốt’.

Khi được hỏi tại sao không kêu cứu cảnh sát, ông Sỹ nói: “Ai sống trong cảnh này mới biết. Giờ đó nó hỗn loạn, không có chính quyền.”

 

“Chúng tôi gọi 911 tới cháy máy nhưng không có ai bắt. Tất cả các đường dây cảnh sát đều bị cúp hết,” ông nói thêm và cho biết rằng ‘cảnh sát bị quá tải’.

“Họ lo bảo vệ cho những chỗ lớn, còn những tiệm nhỏ như mình đều không có sự bảo vệ.”

“Hầu hết các chủ tiệm khác đều bỏ đi hết không dám ở lại. Tất cả nhân viên cũng khuyên tôi nên về nhà đi. Nhưng tôi thấy tụi nó ăn hôi những tiệm kia. Tôi nghĩ tài sản của mình mình đã làm, đã dành dụm biết bao nhiêu năm nay sao lại để bị cướp được.”

Khung cảnh tiệm Vàng Kim Danh
Hình ảnh ghi lại: Tiệm vàng Kim Danh đã bị cướp sạch bởi biểu tình da màu ( Mỹ đen)

Hiện tại, ông đã cho đóng ván dày khắp mặt trước cửa tiệm để phòng trường hợp bị đập phá lần nữa.

Đến thứ Hai ngày 1/6, chợ của ông Sỹ đã mở cửa trở lại nhưng ‘mở trễ, đóng sớm’. Ông sẽ theo dõi tin tức xem đoàn biểu tình đi đến đâu và tùy vào tình hình để quyết định sẽ đóng hay mở, ông cho biết.

“Lúc này đã có vãn hội trật tự, đã có quân đội can dự. Nên nếu có gì thì có thể gọi họ đến bảo vệ,” ông nói.

“Bà con cũng sợ. Họ hối hả đi chợ cho nhanh rồi về,” ông cho biết về tình hình kinh doanh tại siêu thị Little Saigon mà ông làm chủ.

Theo lời ông thì sau mấy chục năm sống ở Mỹ đây là ‘lần đầu tiên ông bị ảnh hưởng trực tiếp bởi tình trạng bạo loạn và cướp bóc như thế’. “Trước đây tôi chỉ nghe qua tin tức thôi,” ông nói.

Nhiều tiệm nail của người Việt cũng bị đập vỡ kính, bàn ghế, các dụng cụ, cướp tiền.

Cũng tại St. Paul bà Nguyễn Thị Hồng Hạnh, chủ tiệm Twin Cities Nail Supplies chuyên bán trang thiết bị cho ngành làm móng, cho biết khu thương xá Kim Hùng của người Việt nơi bà đặt cửa tiệm ‘bị đập banh hết’.

“Đập xong rồi tụi nó 5-7 người vô cùng một lúc. Tụi nó gỡ từng cái tivi rồi lấy đi hết. Có tiệm bán điện thoại tụi nó vô lấy điện thoại đi hết,” bà kể.

Bà cho biết lúc đó bà khóa cửa tiệm lại và đứng ở bên trong giữ tiệm. Bà có gọi cho cảnh sát nhiều lần ‘nhưng không có ai tới’.

“Ở chỗ đường chính bị đập phá quá nhiều, họ đốt tùm lum nên cảnh sát lo ở trên kia. Tiệm tôi nhỏ quá lại ở dưới này nên cảnh sát không có đủ lực lượng xuống bảo vệ cho mình,” bà nói và cho biết tiệm của bà không bị cướp nên cũng không thiệt hại gì.

“Do sợ quá nên ai cũng bỏ chạy. Tôi tiếc của nên ngồi lại. Nếu mà tụi nó có vô tiệm tôi đi nữa thì tôi cũng van xin chứ biết làm sao,” bà nói.

Bà Hạnh dự tính ngày 1/6 là ngày đầu tiên mở cửa trở lại kinh doanh sau thời gian nghỉ tránh dịch, nhưng giờ đây bà ‘cũng không dám mở cửa mà khách cũng không dám tới’.

“Cái thứ nhất bị dịch mình chưa được mở cửa rồi bây giờ lại đến bạo loạn này nữa,” bà than thở.

“Đập phá kiểu này thì ai cũng sợ và hoang mang hết,” bà Hạnh nói thêm.

Theo mô tả của bà thì những người đi hôi của ‘chỉ là nhập chung vào đoàn người biểu tình nhưng không phải đi biểu tình mà dường như chủ ý là đi lấy đồ, đi ăn cướp’.

Theo thống kê của AP, ít nhất 4.400 người đã bị bắt trong những ngày qua, từ trộm cướp, chặn đường cao tốc đến phá lệnh giới nghiêm.

Hữu Văn

Bài mới
Đọc nhiều