+
Aa
-
like
comment

Nhiều chỉ số quan trọng lao dốc, “vết sẹo” Trung Quốc đang ngày càng khoét sâu

Tuệ Ngô - 31/05/2023 15:15

Trên cả thị trường nội địa và các thị trường xuất khẩu lớn, các công ty Trung Quốc đang phải đối mặt với sự suy yếu về lực cầu và phải đối phó với nó, điều đang làm “hằn” thêm “vết sẹo” kinh tế vẫn chưa lành của nền kinh tế hàng đầu Châu Á.

Các doanh nghiệp công nghiệp ở Trung Quốc đã ghi nhận một sự giảm mạnh về lợi nhuận trong 4 tháng đầu năm 2023, theo dữ liệu chính thức được công bố hôm 28/5. Trong bối cảnh nền kinh tế không phục hồi mạnh mẽ như kỳ vọng, các công ty đang phải đối mặt với những áp lực về lợi nhuận thặng dư.

Theo số liệu từ Tổng cục thống kê Trung Quốc (NBS), lợi nhuận công nghiệp đã giảm 20,6% so với cùng kỳ năm ngoái trong 4 tháng đầu năm. Trên riêng tháng 4, mức giảm là 18,2% sau khi đã giảm 19,2% trong tháng 3.

“Thông tin hôm nay cho thấy các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp tư nhân, vẫn tiếp tục chịu ảnh hưởng từ nhiều yếu tố bất lợi như sự phục hồi chậm của nền kinh tế và sụt giảm chỉ số giá sản xuất”, nhận xét của Bruce Pang, chuyên gia kinh tế trưởng tại Jones Lang Lasalle.

Đáng chú ý, các công ty Trung Quốc đang phải đối mặt với sự suy yếu về lực cầu trên cả thị trường nội địa và các thị trường xuất khẩu lớn. Chỉ số giá sản xuất (PPI) trong tháng 4 đã ghi nhận mức sụt giảm mạnh nhất kể từ tháng 5/2020.

Tuần trước, Lenovo, nhà sản xuất máy tính cá nhân lớn nhất thế giới, cho biết doanh thu và lợi nhuận quý I lao dốc mạnh. Công ty thông báo sẽ phải cắt giảm 8 – 9% nhân sự để giảm chi phí trong bối cảnh nhu cầu về máy tính cá nhân tiếp tục sụt giảm trên toàn thế giới.

Các nhà sản xuất thép và kim loại nặng cũng bị ảnh hưởng. Giá thép xây dựng đã chạm mốc thấp nhất 3 năm trong tuần trước. Theo hãng tư vấn Mysteel, hiện chỉ có hơn 30% các nhà máy luyện thép ở Trung Quốc có lãi.

Các doanh nghiệp nước ngoài chứng kiến lợi nhuận của 4 tháng đầu năm giảm 16,2% so với cùng kỳ năm ngoái, trong khi khối doanh nghiệp tư nhân ghi nhận mức giảm 22,5%.

Lợi nhuận của 27 trên tổng số 41 ngành công nghiệp chính bị sụt giảm. Trong đó nhóm luyện kim giảm mạnh nhất, với mức giảm lên tới 99,4%.

Số liệu lợi nhuận ảm đạm được đưa ra sau khi một loạt các chỉ số kinh tế tháng 4, bao gồm sản lượng công nghiệp, doanh số bán lẻ và đầu tư bất động sản, cho thấy sự phục hồi của nền kinh tế lớn thứ hai

Công nhân làm việc trên dây chuyền sản xuất đồ điện tử vào ngày 2/2/2023, tại một nhà máy ở Longyan, tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc.

giới đang mất đà.

Không chỉ sụt giảm các chỉ số về kinh tế, tai họa thiếu việc làm là một vấn đề khác mà giới trẻ và các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc phải vật lộn.

Dữ liệu chính thức cho thấy tỷ lệ việc làm ở thành thị trong độ tuổi từ 16 đến 24 ở Trung Quốc đạt mức kỷ lục 20,4% trong tháng 4 – gấp khoảng bốn lần tỷ lệ thất nghiệp chung.

“Do dân số già và suy giảm của Trung Quốc sẽ làm giảm dân số hoạt động kinh tế, tác động của thất nghiệp và thiếu việc làm ở thanh niên có thể “có khả năng gây ra những tác động rất tiêu cực cho nền kinh tế”, chuyên gia Lu của Columbia nói với CNBC.

Bắc Kinh đã đặt mục tiêu tăng trưởng khá khiêm tốn cho năm 2023, với mức 5%. Dự kiến nền kinh tế sẽ phục hồi mạnh mẽ sau khi các biện pháp phòng chống Covid-19 được dỡ bỏ, điều này đã khiến nhiều tổ chức, bao gồm Ngân hàng Thế giới, điều chỉnh dự báo tăng trưởng GDP của Trung Quốc trong năm 2023.

Tuy nhiên, với những diễn biến gần đây, một số ngân hàng đầu tư đã điều chỉnh dự báo của họ. Nomura đã giảm dự báo từ 5,9% xuống còn 5,5%, trong khi Barclays cũng giảm dự báo từ 5,6% xuống còn 5,3%.

Tuệ Ngô

Bài mới
Đọc nhiều