+
Aa
-
like
comment

Nhân tố khách quan đe doạ an ninh năng lượng toàn cầu

Tuệ Ngô - 20/10/2022 10:53

Theo Tổ chức Khí tượng Thế giới, biến đổi khí hậu có thể gây ra các cuộc khủng hoảng năng lượng toàn cầu tương đương với tác động của cuộc chiến giữa Nga với Ukraine.

Thời tiết khắc nghiệt hơn và mối đe doạ thiếu hụt nguồn nước sạch cũng phần nào làm suy yếu nền an ninh năng lượng thế giới.

Tới thời điểm hiện tại, nguy cơ biến đổi khí hậu đang tăng cao. Thời tiết vì vậy cũng sẽ khắc nghiệt hơn và mối đe doạ thiếu hụt nguồn nước sạch cũng phần nào làm suy yếu nền an ninh năng lượng thế giới. Trong năm 2022, theo ý kiến của Tổ chức Khí tượng Thế giới WMO và 26 tổ chức khác nhau trên thế giới, nhân loại cần đặc biệt quan tâm đến vấn đề năng lượng. Bởi vấn đề này có thể gây ra biến đổi khí hậu, gây ảnh hưởng tiêu cực cho sự phát triển bền vững và sức khoẻ của hành tinh.

Nhiều khu vực tại châu Âu đang trong tình trạng báo động về hạn hán

“Những thay đổi về khí hậu gây ra rủi ro đáng kể đối với ngành năng lượng, ảnh hưởng trực tiếp đến việc cung cấp nhiên liệu, sản xuất năng lượng, khả năng phục hồi vật chất của cơ sở hạ tầng năng lượng hiện tại và tương lai và nhu cầu năng lượng”, theo báo cáo mới nhất về Dịch vụ Khí hậu của WMO.

Không còn gì để nghi ngờ những phát biểu trên khi biến đổi khí hậu đã và đang ảnh hưởng trực tiếp sinh hoạt thường ngày của nhiều quốc gia. Cụ thể, quốc đảo Anh đã đi qua một mùa hè năm 2022 đỏ lửa khi nắng nóng lên tới đỉnh điểm nhưng giá điện lại đang đắt đỏ đến mức chóng mặt. Điều này khiến nhiều người dân thậm chí phải vay ngân hàng để chi trả các hoá đơn năng lượng.

Cậu bé uống nước trong ao làng Bule Duba, Ethiopia. (Ảnh: Reuters)

Tác động của các hiện tượng thời tiết, và khí hậu khắc nghiệt đã và đang diễn ra thường xuyên và khốc liệt hơn. Ví dụ, vào tháng 1 năm 2022, tình trạng mất điện lớn do đợt nắng nóng lịch sử ở Buenos Aires, Argentina đã ảnh hưởng đến khoảng 700.000 người. Vào tháng 11/2020, mưa đóng băng đường dây điện ở vùng Viễn Đông của Liên bang Nga, khiến hàng trăm nghìn ngôi nhà không có điện trong vài ngày.

Vào năm 2020, 87% sản lượng điện toàn cầu được tạo ra từ các hệ thống nhiệt điện, hạt nhân và thủy điện phụ thuộc trực tiếp vào nguồn nước sẵn có. Trong khi đó, 33% các nhà máy nhiệt điện dựa vào nguồn nước ngọt để làm mát động cơ nằm ở các khu vực đang ở trên bờ vực thiếu hụt nguồn nước. Đây cũng là trường hợp của 15% các nhà máy điện hạt nhân hiện có, tỷ lệ này còn dự kiến ​​sẽ tăng lên 25% trong 20 năm tới.

Do đó, những hành động bảo vệ môi trường và khí hậu trong thời điểm hiện nay chính là đang góp phần duy trì sự ổn định của an ninh năng lượng thế giới. Năng lượng tái tạo là một trong những chìa khoá để giải quyết cả vấn đề môi trường lẫn năng lượng. Bởi thực tế lượng tái tạo sẽ giúp giảm bớt căng thẳng về nước ngày càng tăng trên toàn cầu. Nguyên nhân là do lượng nước được sử dụng để tạo ra điện bằng năng lượng mặt trời và gió thấp hơn nhiều so với các nhà máy điện truyền thống khác, dựa trên nhiên liệu hóa thạch hoặc hạt nhân.

Năng lượng tái tạo là một trong những chìa khoá để giải quyết cả vấn đề môi trường lẫn năng lượng

Tuy nhiên, đây không phải một phương án dễ để thực thi, nhiều quốc gia vẫn đang gặp vướng mắc trong việc thiết lập nguồn năng lượng mới này. Cụ thể có để đến Châu Phi, lục địa có tiềm năng trở thành người chơi năng lượng tái tạo lớn trên phạm vi toàn cầu.

Châu Phi hiện đang phải đối mặt với những tác động nghiêm trọng từ biến đổi khí hậu, bao gồm cả hạn hán lớn. Chi phí cho công nghệ sản xuất năng lượng sạch cũng không còn quá đắt đỏ như trước, hứa hẹn một cơ hội lớn cho Châu Phi để thu hẹp khoảng cách về nhu cầu năng lượng tái tạo. Việc đạt được các mục tiêu về năng lượng và khí hậu của Châu Phi đồng nghĩa với việc tăng gấp đôi mức đầu tư vào năng lượng trong thập kỷ này.

Theo đà này, nguồn cung điện từ năng lượng tái tạo sẽ phải tăng gấp đôi trong vòng tám năm tới, trong khi đầu tư vào năng lượng tái tạo phải tăng gấp ba lần vào năm 2050, trích dẫn phân tích từ Cơ quan Năng lượng Quốc tế. Thời gian đang không đứng về phía chúng ta khi mà môi trường sống đang dần biến chuyển từng ngày. Hành động kịp thời ngay lúc này chính là phương án an toàn nhất để bảo đảm an ninh năng lượng toàn cầu.

LS Lê

Bài mới
Đọc nhiều