+
Aa
-
like
comment

Nhận diện âm mưu, thủ đoạn chống phá trên lĩnh vực giáo dục đào tạo của các thế lực thù địch

Diệu Hương - 09/09/2020 18:17

Để đạt được mục đích xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản, xóa bỏ chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, các thế lực không từ một thủ đoạn nào. Trong đó, chống phá trên lĩnh vực giáo dục đào tạo được chúng coi là “mũi đột phá”. 

Đây là lời lẽ được các đối tượng cơ hội chính trị bình luận về hiện trạng của nền giáo dục Việt Nam trong giai đoạn hiện nay: “Viễn cảnh nào cho nền giáo dục Việt Nam sau bao vết nhơ”, “Học thì nhiều, nhưng thực sự có nhiều môn vô bổ. Ở bậc trung học thì tạm gọi đều, đi vào một luồng khiến cho nhiều em không hứng thú”. Hay khi chúng bình luận về đạo đức nhà giáo: “Từ việc giáo viên không có đạo đức cho đến những người làm trong giáo dục không có đạo đức thì dạy ai, ra chính sách gì? Tôi không tin. Bây giờ tôi không tin vào cái thay đổi của Bộ này nữa thì tôi sẽ cố gắng đưa con tôi ra nước ngoài đi học. Hoặc tôi có thể dạy nó ở nhà, rồi nó có thể đi học tập ở ngời ngoài, tham gia kỳ thì tuyển quốc tế gì đó, không cần đến cái tiêu chí của Bộ Giáo dục Việt Nam nữa”. Khi chúng đưa ra quan điểm về cơ chế giáo dục của Việt Nam hiện nay: “Một khi chúng ta giải quyết được cơ chế mà để ý thức hệ ràng buộc, vòng kim cô trên đầu thì chúng ta đừng nghĩ gì xã hơn”, “Chừng nào thay đổi chế độ thì tôi nghe Bộ Giáo dục nói chuyện”.

Các đối tượng cơ hội chính trị lợi dụng một số vụ việc đơn lẻ xảy ra trong ngành giáo dục có cái nhìn chưa khách quan, toàn diện, thậm chí phủ nhận những thành tựu của nền giáo dục Việt Nam.

Để thực hiện âm mưu “Diễn biến hòa bình” trên lĩnh vực giáo dục, bọn chúng thực hiện chính sách 2 mặt, một mặt mở chiến dịch xuyên tạc, phủ nhận thành quả của nền giáo dục đào tạo Việt Nam, cho rằng: Nguyên nhân sâu xa và căn bản nhất của tình trạng này là do sự sai lầm trong đường lối lãnh đạo công tác giáo dục đào tạo của Đảng, sự yếu kém trong quản lý của nhà nước ta. Đây là cái cớ để họ kêu gọi phải thay đổi hiện trạng nền giáo dục Việt Nam bằng còn đường mới, sang sủa Tây học. Mặt khác bọn chúng tiếp tục ra sức quảng bá, tô vẽ, khuyếch chương nền giáo dục phương Tây, coi đó là điểm đến lý tưởng, con đường duy nhất để thế hệ trẻ Việt Nam có điều kiện làm rạng rỡ tương lai, mở mang tiền đồ của đất nước. Thông qua các hình thức hội thảo, tọa đàm, triển lãm du học, thăm quan các trường đại học danh tiếng, chúng khéo léo cài vào đó tư tưởng thoát ly dân tộc, phủ định quá khứ, đề cao lối sống thực dụng kiểu tư bản.

Đối với học sinh, sinh viên bọn chúng có những tác động nhằm làm thay đổi tận gốc nhân cách, lôi kéo những thành viên có năng lực để tạo ra một tằng lớp trí thức mới với hệ tư tưởng thân phương Tây, nhằm sau này dễ sử dụng, hướng lái chống phá lại chính đất nước mình.

Trên mạng xã hội, không chỉ những bài viết, clip cắt ghép khéo léo, tạo dựng chứng cư, thông tin giả để người xem ngộ nhận, dẫn đến quy kết. Nguy hiểm hơn, bọn chúng còn vận động loại bỏ các môn lý luận Mác – Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối cách mạng Đảng Cộng sản Việt Nam ra khỏi chương trình đạo tạo để tạo đội ngũ giảng viên, sinh viên tự do về tư tưởng, không bị chi phối, phụ thuộc vào bất kỳ hệ tư tưởng nào, qua đó phục vụ cho mưu đồ chính trị của bọn chúng.

Những năm qua, bên cạnh những thành tựu đã đạt được, nền giáo dục Việt Nam vẫn còn một số hạn chế như phương pháp giáo dục; việc thi, kiểm tra và đánh giá kết quả còn lạc hậu, thiếu thực chất; hệ thống giáo dục và đào tạo còn nặng về lý thuyết, nhẹ về thực hành; đào tạo thiếu gắn kết với nghiên cứu khoa học, sản xuất, kinh doanh và nhu cầu của thị trường lao động. Những thành phần cơ hội chính trị đã vin vào đó và đưa ra những luận điệu phủ nhận thành tựu, cường điệu hóa, thổi phồng những hạn chế, thiếu xót trong lĩnh vực giáo dục đào tạo của ta.

Các đối tượng cơ hội chính trị đặc biệt chú ý những những hạn chế, thiếu sót trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo, coi đây là một trong những mũi đột phá để thúc đẩy tự diễn biến, tự chuyển hóa. Bọn chúng cho rằng nguyên nhân của mọi nguyên nhân là do sai lầm trong đường lối của Đảng, sự yếu kém trong quản lý Nhà nước trên lĩnh vực giáo dục và đào tạo. Đây chính là cái cớ để họ kêu gọi phải thay đổi chính sách giáo dục của Việt Nam.

Sự phát triển nhanh của mạng Internet và dịch vụ viễn thông đang đặt ra những thách thức mới. Thực tế hiện nay cho thấy, số lượng người đọc báo mạng đang có xu thế tăng nhanh đột biến so với một vài năm trước đây. Trong số những người thường xuyên truy cập mạng Internet thì đa số là học sinh, sinh viên. Đây là một thực tiễn rất đáng chú ý trên cả 2 mặt tích cực và tiêu cực. Bởi thông tin chính thống thường đến với người dân chậm hơn, thì các quan điểm sai trái trên mạng thường được in ấn, nhân bản với số lượng lớn, phát tán nhanh. Trước các luồng thông tin như vậy, mỗi chúng ta khi tham gia mạng xã hội cần tỉnh táo và có cái nhìn khách quan, chính xác về hiện tượng được đề cập tránh bị định hướng sai lệch, đặc biệt là trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo. Nghị quyết số 29-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương 8 khóa XI một lần nữa khẳng định: Cần thực hiện có hiệu quả công tác giáo dục chính trị tư tưởng trong nhà trường, khắc phục khuynh hướng thương mại hóa, kiên quyết chống khuynh hướng phi chính trị hóa giáo dục được coi là giải pháp đột phá trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo hiện nay nhằm ngăn chặn âm mưu thâm độc “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” của các thế lực thù địch.

Ngành giáo dục và đào tạo đang cải cách mạnh mẽ, làm lành mạnh, trong sạch đội ngũ ngay từ bên trong, quá trình này tất yếu phải loại bỏ những yếu tố tiêu cực, cản trở sự phát triển. Thông tin cần nhanh nhậy, kịp thời, chính xác, không để những phần tử phản động có cơ hội lợi dụng, lên án hay quy chụp cho cả hệ thống giáo dục hoặc xuyên tạc từ một vài hiện tượng để đi đến kết luận bản chất.

Trong những năm vừa qua, nhiều thành tựu trong lĩnh vực giáo dục đào tạo đã được ghi nhận, tạo động lực thúc đẩy nền kinh tế phát triển, góp phần ổn định chính trị xã hội và nâng cao chỉ số phát triển của con người. Nhiều trường đại học của nước ta đã có tên trong bản xếp hạng khu vực và thế giới. Chất lượng giáo dục ở tất cả các bậc học từng bước được cải thiện, nâng cao. Công tác xây dựng xã hội học tập đã lan tỏa và phát huy hiệu quả, đáp ứng yêu cầu học tập của người dân. Không chỉ ở Việt Nam mà ở hầu hết các quốc gia khác trên thế giới, các Chính phủ đều coi giáo dục là quốc sách hàng đầu. Đổi mới căn bản công tác giáo dục đào tạo, bảo đảm dân chủ, thống nhất, tăng cường tự chủ và trách nhiệm xã hội của các cơ sỏ giáo dục đào tạo; coi trọng quản lý chất lượng là một trong những giải pháp hiệu quả để giáo dục, đào tạo trở thành quốc sách của dân tộc.

Có thể nói, phát triển giáo dục và đào tạo phải gắn với nhu cầu phát triển kinh tế xã hội, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc với tiến bộ khoa học công nghệ là yêu cầu phát triển nguồn nhân lực và thị trường lao động trong tương lai nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Đây cũng là cách đối phó tốt nhất đối với các thế lực thù địch trong giai đoạn hiện nay.

Diệu Hương

* Bài viết thể hiện văn phong và quan điểm riêng của tác giả

Bài mới
Đọc nhiều