+
Aa
-
like
comment

Nhà thầu Nhật quá coi thường người dân Việt Nam

25/12/2020 13:57

Liên quan việc chậm trễ trong tiến độ báo cáo nguyên nhân sự cố trượt gối dầm vị trí VD14 (metro số 1), tối 6/12, đại diện Ban quản lý đường sắt đô thị TP.HCM (MAUR) cho biết đơn vị có văn bản khẩn gửi Giám đốc Liên danh Tư vấn chung (NJPT) và Liên danh Sumitomo-Cienco 6 (SCC). Tuy nhiên, khi chưa có câu trả lời thỏa đáng thì giờ lại lòi ra thêm vấn đề vật liệu có dấu hiệu ăn bớt. Đây là vấn đề cực kỳ nghiêm trọng, nói thẳng ra là chả khác gì đánh đu với tử thần khi đi trên chuyến tàu đó.

Về nguyên tắc thì vật liệu đầu vào quan trọng như gối cao su phải được đem đi thực nghiệm nén, kéo rách để xem có đảm bảo theo tiêu chí, tiêu chuẩn an toàn không… Việc xử lý nhịp dầm đơn lẻ bị sự cố rất dễ dàng nhưng sự cố lần này thì đánh giá là nghiêm trọng hơn nhiều vì các nhịp dầm khác cũng có thể không được kê chắc chắn và chưa đúng tiêu chuẩn, dù gối cao su vẫn còn… sẽ phải tiến hành kiểm tra lại toàn bộ cả tuyến.

Tuy nhiên, đến giờ này Tư vấn giám sát NJPT (của Chủ đầu tư) cho biết vẫn chưa nhận được bộ kết quả thực nghiệm của Tổng thầu. Còn theo trong hồ sơ đệ trình do liên danh SCC gửi hồi tháng 3/2015 nêu trọng lượng gối cầu EB1 và EB4 bằng 126,1 kg. Nhưng thực tế, 2 gối cầu EB1 và EB4 được lắp tại công trình chỉ có 117 kg – tức nhẹ hơn 9 kg so với hồ sơ thiết kế trình 5 năm trước.

Hai dầm lệch cao độ khi gối cao su bị rơi khỏi vị trí đã lắp ban đầu

Như vậy, trong quá trình tàu chạy thì tải trọng thay đổi bên nọ bên kia. Nhịp dầm “bập bênh” dao động rất lớn làm ảnh hưởng tới đường ray và an toàn của tàu khi chạy.

Nhiều bạn cho rằng Liên doanh của Nhật làm thì lo gì, sẽ không có ăn bớt đâu, chỉ là sự cố nhỏ. Nếu không phải ăn bớt thì chỉ có thể là do bên thiết kế sai từ đầu, sai quả thiết kế thì là toang hết. Mà nếu thiết kế sai thì Tổng thầu dính quả không đủ năng lực để thi công, làm gì có chuyện có thể sai một công trình to thế này được với một công ty có kinh nghiệm.

Chưa kể, sau vụ rớt gối cao su tháng trước, đến nay phía Tổng thầu Nhật Bản vẫn chưa chịu trả lời nguyên do và có dấu hiệu chối bỏ trách nhiệm về các sự cố này, phía Tư vấn giám sát NJPT cho biết để khắc phục các sự cố thì chi phí sẽ phải đội lên rất nhiều… đồng thời, thời gian hoàn thành sẽ bị kéo dài thêm.

Trong khi đó, Tổng thầu Trung Quốc tại Cát Linh – Hà Đông (CL-HĐ) thì chỉ cần có sự cố nhỏ lên báo là đã chạy vắt chân chạy đi kiểm tra, giải trình, nếu đúng thì sẽ khắc phục ngay kể cả chỉ là con ốc ở cột trụ hành lang đi bộ bị hoen rỉ do thi công xong lâu rồi. Hiện CL-HĐ chỉ còn chờ Thẩm định theo tiêu chuẩn Pháp sang duyệt nữa là cho vận hành chứ thi công xong từ lâu rồi…. nhưng mỗi lần có chuyện thì Tổng thầu CL-HĐ sẽ bị nhắc là: “Tổng thầu Trung Quốc” còn ở Metro 1 thì chả thấy cái tên Nhật Bản được nêu kèm theo.

Được biết, tuyến metro số 1 dài 19,7 km, trong đó có 2,6 km đi ngầm với tổng mức đầu tư hơn 43.757 tỉ đồng. Tuyến có tổng cộng 14 nhà ga (11 ga trên cao và 3 ga ngầm) bắt đầu từ depot Long Bình và kết thúc ở Bến Thành.

Thảo Anh

*Bài viết thể hiện quan điểm và văn phong của tác giả 

Tags:
Bài mới
Đọc nhiều