+
Aa
-
like
comment

Nguyên nhân Patriot khai hỏa, nhà máy dầu vẫn thành bia bắn

17/09/2019 15:38

Dù Patriot của Saudi đã khai hỏa khi phát hiện cuộc tấn công vào nhà máy lọc dầu Aramco hôm 14/9 nhưng không một quả tên lửa nào bị đánh chặn.

Theo thông tin được lực lượng quân đội Mỹ tại Trung Đông công bố, nhà máy lọc dầu Aramco của Saudi Arabia đã bị tấn công bằng đòn đánh tổng lực với khoảng 20 máy bay tấn công không người lái, 10 tên lửa đạn đạo.

Vụ tấn công đã gây thiệt hại nặng nề và khiến Riyadh ngừng chuỗi cung cấp dầu thô và khí đốt lên tới 5,7 triệu thùng/ngày của nhà máy lọc dầu Saudi Aramco, tương đương 50% tổng sản lượng của Saudi và gây sụt giảm 5% lượng cung toàn cầu.

Nguyen nhan Patriot khai hoa, nha may dau van thanh bia ban
Hệ thống Patriot khai hỏa.

Điều đặc biệt là vụ tấn công được phòng thủ Saudi phát hiện và đã có tới 6 hệ thống Patriot triển khai quanh khu vực đồng loạt khai hỏa nhưng không có bất kỳ một tên lửa tấn công hay 1 chiếc máy bay không người lái nào bị đánh chặn. Vậy đây là nguyên nhân?

Giới chuyên gia đã có phân tích để lý giải về lý do Patriot của Saudi không bắn trúng. Trong lĩnh vực phòng thủ tên lửa, tùy vào tầm bắn của tên lửa tấn công có thể phân ra nhiều phương thức đánh chặn khác nhau căn cứ vào pha phóng đạn, ngăn chặn đạn tên lửa trong hay ngoài bầu khí quyển.

Trong trường hợp vụ tấn công ở Saudi Arabia, tổ hợp Patriot dùng phương thức đánh chặn căn cứ vào pha phóng đạn (ở pha cuối hành trình đạn đạo của tên lửa đối phương).

Để đánh chặn tên lửa đối phương, ngay khi phát hiện tín hiệu radar và ảnh nhiệt của tên lửa nghi vấn, hệ thống cảnh giới của Patriot sẽ cố gắng bám bắt mục tiêu; tính toán đạn đạo, điểm rơi của tên lửa và lên phương án đánh chặn.

Với kịch bản thuận lợi nhất, khi đầu đạn tên lửa trong pha cuối tiếp cận mục tiêu, Patriot sẽ phóng tên lửa đánh chặn tiêu diệt mục tiêu bằng đầu đạn tự dẫn kenetic (va chạm động năng) ở khoảng cách 20-35km.

Nhưng trong thực tế không hề dễ dàng như vậy! Việc theo dõi đạn tên lửa bay với tốc độ siêu thanh có thể đạt tới 3km/giây trong thời gian cực ngắn không hề dễ dàng.

Đầu đạn đối phương có thể mất dấu bất kỳ lúc nào vì hiệu ứng plamas, mất tín hiệu nhiệt, chưa kể tới việc để ngăn chặn mục tiêu có tiết diện nhỏ như đầu đạn tên lửa, nên bất kỳ sự thiếu chính xác nào của các phương tiện đánh chặn đều dẫn tới thất bại.

Đối với tổ hợp tên lửa Patriot, điều này từng có tiền lệ xấu. Trong lần đầu ra trận trong chiến dịch Bão sa mạc năm 1991 tại cuộc chiến tranh Vùng Vịnh. Trong cuộc chiến này, Patriot có nhiệm vụ bắn chặn tên lửa Scud và tên lửa Al Hussein của Iraq.

Patriot đã bắn hạ 70% tên lửa Scud của Iraq phóng đến Saudi Arabia, và 40% bắn đến Israel. Sau một sứ mạng không thành công, Patriot đã khiến Bộ Quốc phòng Mỹ thất vọng.

Một vụ việc tai tiếng nữa là tại căn cứ Dharan (Saudi Arabia) ngày 25/2/1991, mặc dù theo dõi được mục tiêu, nhưng do trục trặc của hệ thống đồng hồ trên đạn tên lửa, tổ hợp Patriot đã đánh trượt mục tiêu tới 600m. Hậu quả của vụ tấn công làm 28 binh sĩ Mỹ thiệt mạng.

Điều tra sau đó cho thấy lỗi phần mềm trong hệ thống đồng hồ điện tử của Patriot là nguyên nhân khiến không cho nó không thể bắn chặn được tên lửa Scud của Iraq. Bộ pin Patriot tại Dharan lúc đó đã hoạt động 100 giờ, thời điểm mà hệ thống đồng hồ bị lệch 1/3 của một giây.

Với một tên lửa với tốc độ bắn nhanh như Scud, điều đó tương đương với việc Patriot bắn lệch mục tiêu đến 600 m. Mặc dù trong thực tế, radar Patriot đã phát hiện được tên lửa đối phương nhưng bởi lỗi đồng hồ nên giàn bắn Patriot lại di chuyển theo hướng không có mục tiêu.

Và rất có thể trong vụ Patriot của Saudi Arabia đánh chặn hụt hôm 14/9, lỗi tương tự đã bị lặp. Nhưng dù được lý giải theo cách nào, thì với việc hệ thống Patriot liên tiếp để sổng mục tiêu khiến những quốc gia được bảo vệ bởi Patriot thiếu đi sự an toàn cần thiết.

Biết rõ lỗ hổng phòng của Saudi chưa thể khắc phục, hôm 16/9, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã khuyên Saudi Arabia nên mua hệ thống tên lửa hiện đại S-400 và thậm chí cả S-300 do Nga sản xuất.

“Về phòng thủ, chúng tôi sẵn sàng cung cấp sự hỗ trợ cho Saudi Arabia. Đã đủ để đưa ra một quyết định khôn ngoan ở cấp chính phủ, như lãnh đạo Iran đã làm trước đây là mua tên lửa S-300, và như Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan đã làm là mua hệ thống phòng không mới nhất S-400.

Những hệ thống này sẽ bảo vệ bất kỳ mục tiêu hạ tầng nào ở Saudi Arabia một cách hiệu quả”, Tổng thống Putin nói.

Trước đây, chính phủ Saudi Arabia đã tiến hành đàm phán với Nga về mua S-400 nhưng việc Riyadh đã quyết định mua THAAD của Mỹ hồi giữa năm 2019 khiến những cuộc đàm phán về S-400 bị ngừng lại. Tuy nhiên, không rõ sau màn đánh chặn tệ hại của Patriot vừa qua cộng với lời mời của ông Putin, liệu Saudi có tiếp tục đàm phán với Nga về thương vụ S-400 hay không.

Tuấn Hưng/Đất Việt

Bài mới
Đọc nhiều