+
Aa
-
like
comment

Nguyên nhân khiến vụ trưởng, vụ phó của Bộ Y tế và Bộ KH&CN bị khởi tố trong vụ kit test

01/01/2022 20:31

Với thế mạnh về sản xuất lương thực và xuất khẩu, Việt Nam có thể tăng cường hợp tác với Malaysia để mở cánh cửa tiếp cận thị trường Halal toàn cầu trị giá 7.000 tỷ USD.

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim sau lễ đón tại Phủ Chủ tịch chiều 20/7. Ảnh: Tùng Đinh

Trong cuộc hội đàm với Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim chiều 20/7, Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định Việt Nam sẵn sàng cung cấp nguồn gạo ổn định và lâu dài cho Malaysia, đồng thời đề nghị Malaysia hỗ trợ Việt Nam phát triển ngành công nghiệp Halal và sớm ký văn kiện hợp tác trong lĩnh vực này.

Halal trong tiếng Arab có nghĩa là hợp pháp hoặc được phép dùng. Trong Hồi giáo, thuật ngữ này dùng để chỉ sản phẩm được phép dùng hoặc hành động được làm trong khuôn khổ tôn giáo. Người Hồi giáo chỉ được phép sử dụng các sản phẩm Halal theo tiêu chuẩn nghiêm ngặt.

“Trong bối cảnh Việt Nam và Malaysia tăng hợp tác trong lĩnh vực thực phẩm Halal, điều quan trọng là hai bên cần đẩy nhanh tiến độ nhằm nắm bắt cơ hội”, ông Angus Liew Bing Fooi, Phó chủ tịch cấp cao Hiệp hội Doanh nghiệp Malaysia (MBC) Việt Nam khẳng định.

“Trong bối cảnh Việt Nam và Malaysia tăng hợp tác trong lĩnh vực thực phẩm Halal, điều quan trọng là hai bên cần đẩy nhanh tiến độ nhằm nắm bắt cơ hội”, ông Angus Liew Bing Fooi, Phó chủ tịch cấp cao Hiệp hội Doanh nghiệp Malaysia (MBC) Việt Nam.

Ông Angus Liew đánh giá quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam – Malaysia luôn hiệu quả và được tăng cường đáng kể trong những năm gần đây, đặc biệt khi hai nước kỷ niệm 50 năm quan hệ ngoại giao (1973-2023).

Hai nước có nhiều tiềm năng để tăng cường hợp tác, không chỉ trong những lĩnh vực dầu khí, điện, điện tử, ôtô, mà còn trong du lịch, giáo dục, năng lượng tái tạo và lương thực, cũng như ngành công nghiệp Halal, tức sản phẩm phù hợp với quy định của Hồi giáo.

Người Hồi giáo ở Malaysia

Đông Nam Á là nơi có đông người Hồi giáo nhất thế giới, với 277 triệu người, chiếm khoảng 42% tổng dân số khu vực. Do đó, Đông Nam Á cũng là thị trường có nhu cầu cao với các sản phẩm Halal.

Malaysia có hơn 60% dân số theo Hồi giáo. Ngân hàng Thế giới (WB) cho biết vào năm 2020, tại Malaysia, nền kinh tế Halal đóng góp khoảng 7,5% GDP. Theo số liệu từ Bộ Tài chính Malaysia, xuất khẩu các sản phẩm Halal năm 2021 ở nước này đạt gần 8 tỷ USD, chiếm khoảng 2,9% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước.

Thành phần lớn nhất của nền kinh tế Halal ở Malaysia là lĩnh vực dịch vụ thực phẩm. Theo Cơ quan Phát triển Đầu tư Malaysia (MIDA), các sản phẩm thực phẩm Halal chủ yếu bao gồm thịt, gia cầm, hải sản chế biến, trái cây, rau củ chế biến, các sản phẩm từ sữa, ngũ cốc, dầu, chất béo và bánh kẹo. Doanh thu kinh doanh thực phẩm Halal năm 2021 ở Malaysia ước tính khoảng 31 tỷ USD, theo WB.

Ông Angus Liew đánh giá hợp tác chiến lược giữa Việt Nam và Malaysia trong lĩnh vực Halal có thể kết hợp ưu thế từ hai nước. Việt Nam có thế mạnh về sản xuất lương thực và xuất khẩu, trong khi Malaysia có chuyên môn về chứng nhận Halal (chương trình đánh giá theo chuẩn mực quốc tế cho sản phẩm hoặc dịch vụ phù hợp quy định của Hồi giáo).

Malaysia cũng có những cách thức, kinh nghiệm có thể giúp Việt Nam tiếp cận thị trường Hồi giáo không chỉ ở Đông Nam Á, mà còn ở Trung Đông và các nơi khác trên thế giới.

Ở khu vực Đông Nam Á, các nước láng giềng có đông người Hồi giáo sinh sống của Malaysia có thể nhập khẩu sản phẩm Halal từ Việt Nam. Trên phạm vi toàn cầu, thị trường Halal có trị giá 7.000 tỷ USD, ước tính đạt 10.000 tỷ USD vào năm 2028.

Phó chủ tịch MBC Việt Nam thừa nhận việc tiếp cận, khai thác một thị trường mới sẽ không tránh khỏi nhiều thách thức, đặc biệt ở giai đoạn đầu, song tin rằng nếu thành công, đây là một thị trường khổng lồ và rất hấp dẫn với Việt Nam.

Hạ Băng

Bài mới
Đọc nhiều