+
Aa
-
like
comment

Nguy cơ về một nạn đói lớn nhất thể kỷ

LS Lê - 13/10/2022 13:20

Cuộc xung đột vũ trang giữa Nga và Ukraine cùng với lý do cần ưu tiên an ninh lương thực và ổn định giá cả trong nước, nhiều quốc gia đã đua nhau áp đặt lệnh cấm hoặc hạn chế xuất khẩu lương thực.

Tình trạng khan hiếm lương thực đang xảy ra khắp toàn cầu

Các chuyên gia kinh tế lo ngại điều này có thể gây ra hiệu ứng domino đầy rủi ro trên thị trường lương thực toàn cầu khi hàng loạt quốc gia khác cũng làm theo cách tương tự.

Một trong những quốc gia đang đối diện với khủng hoảng an ninh lương thực chính là Nhật Bản. Nhà chức trách Nhật cho biết, hiện có quá nhiều người lao động thiếu thốn lương thực trong khi đa số các công ty bán lẻ nhất quyết tiêu hủy thực phẩm không thể bán hết trước hạn sử dụng. Nguyên nhân chủ yếu do có quá ít thông tin về những người cần giúp đỡ để có thể hỗ trợ kịp thời. Bên cạnh đó, nhiều mặt hàng lương thực đã tăng giá rất cao sau khi chiến tranh Ukraine nổ ra do ảnh hưởng của chuỗi cung ứng và nhu cầu người tiêu dùng ngày càng tăng cao.

Tệ hơn là nhiều người lao động Nhật lại bị mất công việc và thu nhập ổn định do nhu cầu sử dụng lao động giảm và tình trạng già hoá ở nhân công nước này. Điều này vô tình tạo nên làn sóng người dân đổ tới các ngân hàng lương thực. Các đơn vị phân phối và hỗ trợ thữ phẩm này cũng vô cùng bối rối khi đồng yên hiện đang rớt giá và họ không có đủ thực phẩm nhập khẩu để hỗ trợ người dân. Lương thực thì khan hiếm nhưng người tiêu dùng lại không có khả năng để chi trả các mặt hàng giá cao như hiện nay.

Một người đàn ông Nhật Bản đang cầm túi thực phẩm từ quỹ từ thiện.

Không chỉ Nhật Bản mà các quốc gia chủ yếu nhập khẩu thực phẩm cũng phải hứng chịu mức độ rủi ro cao trong thời điểm hiện tại. Cụ thể có thể liệt kê một số quốc gia như Algeria, Bosnia và Herzegovina, Ai Cập, Jordan, Lebanon, Nigeria, Pakistan, Philippines, Sri Lanka, Tunisia và Thổ Nhĩ Kỳ. Trong số 11 quốc gia này, cho đến nay, chỉ có Bosnia và Herzegovina và Ai Cập có các chính sách hướng tới người tiêu dùng nhằm giảm thiểu cú sốc giá lương thực cho các hộ gia đình.

Vấn nạn này xảy ra bởi 90% lúa mì và các loại ngũ cốc khác từ các cánh đồng của Ukraine được vận chuyển đến các thị trường thế giới bằng đường biển nhưng đã bị ngăn chặn bởi các cuộc phong tỏa của Nga đối với bờ Biển Đen. Phía Nga cũng đưa ra lập luận rằng các lệnh trừng phạt của phương Tây đối với ngành ngân hàng và vận tải biển khiến Nga không thể xuất khẩu thực phẩm và phân bón.

Cuộc xung đột đã ngăn khoảng 20 triệu tấn ngũ cốc của Ukraine đến Trung Đông, Bắc Phi và các khu vực của châu Á. Tuy nhiên, các cuộc đàm phán kéo dài nhiều tuần về phương hướng an toàn để đưa ngũ cốc ra khỏi các cảng ở Biển Đen của Ukraine vẫn đạt được rất ít tiến triển trong khi nhiều quốc gia đã lên tiếng cầu cứu vì tình trạng an ninh lương thực báo động.

LHQ cảnh báo khủng hoảng lương thực trầm trọng tại khu vực Trung Mỹ

Thời điểm hiện tại, các quốc gia có nhu cầu nhập khẩu cao hơn và khả năng tài chính ít hơn trong bối cảnh khủng hoảng năng lượng và đồng tiền đang mất giá như hiện nay. Để xử lý tình trạng này, các nước sẽ cần phải tìm ra sự chính sách xã hội phù hợp để duy trì sự ổn định tài chính, cả trong khu vực tư nhân và nhà nước.

Một số quốc gia đang phản ứng bằng cách cố gắng bảo vệ nguồn cung trong nước. Ấn Độ đã hạn chế xuất khẩu đường và lúa mì, trong khi Malaysia ngừng xuất khẩu gà sống, điều này khiến Singapore báo động, quốc gia lấy 1/3 số gia cầm từ nước láng giềng. Thậm chí, chính phủ vài quốc gia đã công bố các biện pháp để chống lại lạm phát, bao gồm cắt giảm thuế, chuyển tiền mặt, trợ cấp và thậm chí kiểm soát giá cả. Tuy nhiên, nhiều hành động trong số này có thể mang lại chi phí tài chính lớn và làm tăng sự mất cân bằng cung và cầu trên toàn cầu một cách không lường trước được.

Nhiều chuyên gia cho rằng, nếu tình trạng thiếu lương thực ngày càng trầm trọng khi chiến tranh kéo dài thì có thể sẽ gây ra lạm phát và đẩy giá cả lên cao hơn nữa.

LS Lê

Bài mới
Đọc nhiều