+
Aa
-
like
comment

Nguy cơ tiến gần hơn đến “chiến tranh” với hậu quả nghiêm trọng tại Biển Đông

Tuệ Ngô - 27/08/2022 10:13

Mới đây, trang Express của Anh vừa có bài viết phân tích tình hình căng thẳng cực độ tại Biển Đông sau loạt hành động, tuyên bố phi lí của Trung Quốc về chủ quyền tại vùng biển này.

Hình ảnh tàu Trung Quốc tập trận tại Biển Đông vào ngày 28/5.

Theo Express, Châu Á nói riêng và thế giới nói chung đang vô cùng “bức xúc” bởi tuyên bố phi lí của Trung Quốc tại 92% Biển Đông.  Đặc biệt là hành động xây dựng các căn cứ quân sự trái phép, ảnh hưởng đến an ninh toàn khu vực.

Để duy trì sức ảnh hưởng, cũng như kìm chế Trung Quốc, Mỹ cũng đã tăng cường sự hiện diện của mình bằng các cuộc tuần tra hải quân. Một tuyên bố khác gần đây của Hải quân Mỹ cho rằng, để giữ gìn hòa bình và tuân thủ luật pháp quốc tế, việc Trung Quốc từ bỏ Biển Đông chấp nhận yêu sách Trung Quốc là rất khó xảy ra.

Trước đó, Mỹ từng cáo buộc Trung Quốc gia tăng hành động “khiêu khích” chống lại các bên tranh chấp ở Biển Đông, cảnh báo rằng “hành vi gây hấn và vô trách nhiệm” của Trung Quốc sẽ dẫn tới một sự cố hoặc tai nạn lớn, và điều này chỉ còn là thời gian.

“Theo quan điểm của tôi, hành vi hung hăng và vô trách nhiệm này thể hiện một trong những mối đe dọa đáng kể nhất đối với hòa bình và ổn định trong khu vực hiện nay, bao gồm ở Biển Đông. Và nếu quân đội Trung Quốc tiếp tục các hành vi này, đó chỉ là vấn đề thời gian trước khi một cuộc xung đột quân sự xảy ra trong khu vực”, ông Ely Ratner – Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ phụ trách Các vấn đề an ninh Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương nói.

Công trình phi pháp của Trung Quốc trên đảo Phú Lâm trong quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền Việt Nam tại Biển Đông. (Ảnh: QT)

Đối với các quốc gia ở châu Á, đặc biệt là những nước có tranh chấp trên Biển Đông, Trung Quốc đang gia tăng đe dọa quân sự và vũ lực – không chỉ là áp bức kinh tế, áp bức ngoại giao, không chỉ sử dụng lực lượng dân quân hàng hải mà còn sử dụng cả Lực lượng Không quân PLA, nhằm thay đổi hiện trạng trên Biển Đông.

Ngoài ra, trong khu vực, và đặc biệt là trên Biển Đông, Trung Quốc cũng leo thang căng thẳng với các nước láng giềng với tốc độ chưa từng thấy trước đây. Họ đang sử dụng quân đội, lực lượng dân quân hàng hải và cả các doanh nghiệp nhà nước một cách tổng thể để đe dọa và áp đặt các ưu tiên của mình lên các quốc gia trong khu vực, trang Express cho biết.

Đơn cử như việc Trung Quốc tiếp tục có những hành động ‘cưỡng ép’ như đe dọa tàu thăm dò dầu khí của Việt Nam hoạt động trong vùng đặc quyền kinh tế của chính Việt Nam, triển khai hàng chục máy bay quân sự vào không phận của Malaysia hay bắn vòi rồng để chặn tàu tiếp tế của Phillipines lên đường đến bãi Second Thomas Shoal (bãi Cỏ Mây) hồi năm ngoái…

Indonesia triển khai kế hoạch tăng hiện diện quân sự ở Biển Đông để đối phó với các “hành động khiêu khích của Trung Quốc”

Theo Express, rõ ràng rằng đây không phải là các hành động “khiêu khích đơn lẻ” mà mang tính hệ thống của Bắc kinh, nhằm kiểm tra giới hạn khả năng giải quyết tập thể của toàn cầu và thúc đẩy hiện trạng mới trên Biển Đông.

Được biết, Biển Đông là vùng biển rộng lớn, với nhiều quốc gia có bờ biển xung quanh và được khẳng định chủ quyền theo luật pháp quốc tế, bao gồm Việt Nam, Malaysia, Singapore, Indonesia, Brunei, Philippines và Trung Quốc. Đồng thời Biển Đông cũng là tuyến hàng hải quốc tế quan trọng mà nhiều quốc gia có lợi ích tại đây. Do vậy việc ngăn chặn Trung Quốc vi phạm luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS) là vấn đề bức xúc của nhiều quốc gia.

Tuệ Ngô

Bài mới
Đọc nhiều