+
Aa
-
like
comment

Nguồn cơn vụ công nhân kéo lê nhóm phụ nữ chỉ mặc áo ngực ở công trường

21/02/2022 17:46

Vụ việc gây ra nhiều ý kiến trái chiều bởi hình ảnh nhóm công nhân kéo lê phụ nữ chỉ mặc áo ngực ở công trường khá thô bạo.

Vụ công nhân kéo lê nhóm phụ nữ chỉ mặc áo ngực ở công trường: Nguồn cơn sự việc
Công nhân kéo lê nhóm phụ nữ chỉ mặc áo ngực ở công trường

Clip về vụ việc xô xát ở công trường tại xã Hoằng Trường, huyện Hoằng Hóa, Thanh Hóa được đăng lên mạng từ chiều 18/2. Nhóm phụ nữ có khoảng 4 người là chị em dâu, tuổi đời khoảng ngoài 30 tuổi, thuộc hộ gia đình ông Trần Văn Lanh (thôn Giang Sơn, xã Hoằng Trường).

Đáng nói, những người phụ nữ này không mặc áo dài, chỉ mặc mỗi áo ngực. Sau một hồi giằng co, một người phụ nữ đã bị nhiều thanh niên mặc áo công nhân kéo lê một đoạn dài trên nền cát ra khỏi công trình Dự khu du lịch sinh thái biển và nghỉ dưỡng.

Sau vụ việc, đại diện UBND huyện Hoằng Hóa và UBND xã Hoằng Trường đã giải thích nguyên nhân sâu xa dẫn đến vụ việc ồn ào trên.

Hồ sơ thể hiện đất của xã?Đại diện UBND huyện Hoằng Hóa đã có cuộc trao đổi với Dân Trí về việc tranh chấp đất của hộ nhà ông Lanh như sau:

Đầu năm 2020, ông Trần Văn Lanh có gửi đơn với nội dung đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ) trồng rừng năm 1995. Tuy nhiên, năm 2003, khi bồi thường giải phóng mặt bằng (GPMB), UBND xã Hoằng Trường thu lại GCNQSDĐ, không trả lại cho gia đình ông.

Gia đình ông bức xúc vì không được bồi thường tiền đất mà chỉ được nhận bồi thường về tài sản trên đất, lại bị thu cả GCNQSDĐ.

Khi tiến hành kiểm tra, giải quyết đơn của ôn Lanh, hồ sơ xã chính quyền lưu giữ cho thấy diện tích đất ông Lanh cho rằng mình có quyền sở hữu vốn là khu đất ven biển thuộc thôn Giang Sơn được xã giao cho các cụ cao tuổi trong thôn sử dụng để trồng cây phi lao.

Đến năm 1993, xã lại phân số đất các chi hội trồng cây lấy quỹ hoạt động và gia đình ông Lanh được giao khoảng hơn 2 ha trồng cây lấy củi. 2 ha đất này có chủ sử dụng là UBND xã, loại đất trồng rừng chứ ông Lanh không hề sở hữu mảnh đất này như ông tưởng.

Đáng chú ý, về GCNQSDĐ như ông Lanh nói bị thu mất, vốn chỉ là một bản photocopy, không có bản gốc. Xã kiểm tra hồ sơ lưu trữ gốc thì không có hồ sơ cấp GCNQSDĐ đất rừng trồng đứng tên ông Trần Văn Lanh vào năm 1995 nào cả.

Vì vậy, UBND huyện Hoằng Hóa đã kết luận đơn thư khiếu nại của ông Lanh rằng thông tin thể hiện trong GCNQSDĐ do ông Lanh cung cấp không đúng với thực tế, việc ông phản ánh GCNQSD đất bị thu không có cơ sở.

Đã đền bù đến tận 2 lần?Trao đổi với báo Công an nhân dân, Chủ tịch UBND xã Hoằng Trường tiết lộ thông tin đáng chú ý, mảnh đất hơn 2 ha trên đã hai lần được đền bù hoa màu, cây cối cho hộ gia đình ông Lanh. Còn tiền đền bù đất thì do xã quản lý nên số tiền đền bù về ngân sách xã.

Báo trên dẫn thông tin từ Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Hoằng Hóa cho biết, 2 ha đất mà hộ ông Lanh đòi GCNQSD nằm trong lô đất được giao cho Công ty Xuất nhập khẩu INTIMEX thuê thực hiện dự án nuôi tôm công nghiệp năm 2003.

Khi dự án này chuẩn bị triển khai, hộ ông Lanh đã kí tên nhận tiền đền bù hoa màu cho 2 ha đất. Tuy nhiên, nhiều năm dự án qua không triển khai nên đất bị thu hồi về xã.

Đến năm 2011, thực hiện dự án du lịch sinh thái biển Hoằng Trường do Công ty Quốc Trí làm chủ đầu tư, công ty đã phối hợp với xã thỏa thuận đền bù với các hộ dân (trong đó có gia đình ông Lanh).

Sau 2 lần nhận tiền đền bù từ 2 chủ đầu tư 2 dự án khác nhau, gia đình ông Lanh không hề thể hiện sự bất mãn, phản đối nào cho đến gần đây.

Vụ xô xát ngày 18/2 không phải lần đầu tiên xảy ra xô xát tại công trình này. Hai lần trước lần lượt là cuối năm 2021 và ngày 17/2. Vụ ngày 17/2 khiến 1 công nhân bị thương còn lần cuối năm 2021 khiến 1 người phụ nữ phải nhập viện tại Bệnh viện Đa khoa Hải Tiến.

Gia đình ông Lanh cũng đã làm đơn khởi kiện ra tòa, dự kiến 24/2 sẽ xét xử.

Chi Chi

Bài mới
Đọc nhiều