Người Việt ở Anh: “Ước gì mình đang yên bình tại Việt Nam!”
Những quốc gia ở Châu Âu trước giờ luôn được xem là những thành phố đáng sống, và ai trong chúng ta chắc cũng có ít nhất một lần ước mơ được sống tại nơi “thiên đường, tụ do tự tại” kia. Nhưng kể từ khi dịch Covid-19 lây lan, mất kiểm soát ở Châu Âu thì dường như mọi sự đều đã khác.
“Ước gì mình đang sống ở Việt Nam chứ không phải là Anh Quốc, việc đến trường mỗi ngày giờ đây trở thành một nỗi sợ. Sợ bị kỳ thị, sợ bị nhiễm bệnh….”, bạn Thúy Hạnh, 24 tuổi, đang du học tại Anh tỏ ra lo sợ.
Không riêng gì Thúy Hạnh, mà hầu hết những người Việt đang học tập, sinh sống, làm việc tại Châu Âu đều hoảng sợ vì sự lơ là trong công tác phòng, chống dịch tại nơi đây.
Và nỗi sợ đó cũng không có gì lạ khi Châu Âu hiện là ổ dịch lớn thứ hai thế giới chỉ sau Trung Quốc, với số người chết mỗi ngày một tăng dần.
Tại Anh, chỉ có một số đối tượng có thể được làm xét nghiệm. Tiêu chí quan trọng nhất để được xét nghiệm là có các triệu chứng như sốt, ho, khó thở. Nhưng bấy nhiu vẫn chưa đủ, điều kiện tiên quyết là phải có lịch trình đi về từ những khu vực như Hồ Bắc, Italy, Iran hay Hàn Quốc. Và bệnh nhân còn phải chứng minh được mình đã từng tiếp xúc với một người đã nhiễn bệnh.
Như trường hợp của bệnh nhân số 32, mặc dù cô đã có những triệu chứng rõ rệt nhưng chỉ được phát thuốc và yêu cầu cách ly tại nhà chứ không hề được khám, chữa bệnh cách ly như tại Việt Nam. Vì sự thực là không hề có bệnh viện hay trung tâm nào phụ trách việc xét nghiệm Civid-19.
Vì chỉ xem như một bệnh cúm thông thường, các quốc gia Châu Âu như Anh, Pháp vẫn cho sinh viên, học sinh đến trường bình thường, không phong tỏa, không khử khuẩn. Đó chính là lí do mà người Việt Nam tại Châu Âu cảm thấy sợ sệt vì không biết nếu mình nhiễm thì tình hình sẽ tệ đến mức nào.
Hơn nữa, việc kỳ thị vì nhầm lẫn là người Trung Quốc đã có từ khi dịch chưa bùng phát tại Châu Âu. Giờ này nạn kỳ thị càng tệ hơn nếu như ai đó đeo khẩu trang khi ra đường. Quan điểm của người dân Châu Âu “bạn đeo khẩu trang là bạn đang nhiễm bệnh, khẩu trang chỉ là công cụ chứng minh bạn không thể lây lan cho người khác.”.
“Sau vài vụ người Châu Á đeo khẩu trang bị đánh đến thương tích lên báo thì bạn bè mình nhiều người ‘thà dính vi rút còn hơn bị đánh vỡ mặt’ ”, theo Minh Trang, phóng viên VTV đang du học tại Anh cho biết.
Cũng theo Minh Trang, chỉ có một bộ phận người châu Á ở Anh và những người bản địa lớn tuổi quan tâm đến việc trang bị nước rửa tay, nước súc miệng diệt khuẩn hay tránh những nơi đông người để phòng dịch. Người dân hầu như không hạn chế một hoạt động tập thể nào, như đi gym, đi bar và tất nhiên là họ không đeo khẩu trang.
Đối lập với Châu Âu, ngay từ xuất hiện Covid-19, Việt Nam đã đưa ra nhiều phương án kịp thời để phòng chống được sự lây lan của loại virus chết người này.
Ví như bệnh nhân số 17 được phát hiện, các phương án cách ly, tìm kiếm thông tin lịch trình di chuyển, những người đã tiếp xúc được thực hiện nhanh như chớp để mong cho sự lây lan ở mức thấp nhất.
“Không chỉ là người Việt Nam, ngay cả những người nước ngoài bị nhiễm đều được Việt Nam chữa trị tận tình và miễn phí. Còn ở Đức thì tiền xét nghiệm thôi chắc mình cũng không đủ để trả.”, bạn Trâm Anh đang sinh sống tại Đức cho hay. Trâm cũng mong nếu có thể về Việt Nam cách ly còn hơn là sống trong sợ hãi từng giờ tại Đức.
Mặc dù đang sinh sống tại trời Âu, nhưng không ít người vẫn nhận được tin nhắn của Bộ Y tế Việt Nam qua zalo nhằm dặn dò, thông báo tình hình dịch bệnh khiến họ cảm thấy an yên hơn chút.
Mới nhất, sáng 11/3, Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona gây ra (virus SARS-CoV-2, dịch bệnh COVID-19) được chủ trì bởi Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã họp triển khai các biện pháp phòng, chống dịch.
Ngày 11/3, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiên quyết yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương cùng với việc quyết liệt phòng, chống dịch cần tích cực triển khai các giải pháp phòng chống dịch, đồng thời tập trung thực hiện quyết liệt các giải pháp cụ thể, hữu hiệu để kịp thời tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, bảo đảm an sinh xã hội cho người dân.
Đó có lẽ là lí do mà giờ đây, những người Việt đang sinh sống, học tập, làm việc tại Châu Âu muốn về Việt Nam hơn bao giờ hết.
Bảo Trâm