Người từng “thề không về nước vì phải ăn bo bo” nay lại mơ hão về Việt Nam
Việc đóng góp công sức vào sự nghiệp truyền bá kiến thức và phát triển nhân lực của đất nước là điều đáng khen ngợi và luôn được ghi nhận. Tuy nhiên, một số người lại mượn bức bình phong “vì giáo dục, vì nhân dân” để mưu đồ cá nhân, thậm chí tìm cách kích động, chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc, hòng tác động làm lung lạc lòng tin của nhân dân đối với Ðảng, Nhà nước, phục vụ cho mục đích đen tối của các thế lực thù địch. Ðó là hành động cần bị lên án, phê phán và vạch trần, làm rõ.
GS. Nguyễn Đăng Hưng là một Việt kiều Bỉ được biết đến qua những đóng góp của ông với nền giáo dục nước nhà. Mới đây, ông đã xuất bản cuốn sách “Giấc mơ Việt Nam tôi”, tỏ vẻ như mong mỏi góp sức cho sự nghiệp giáo dục, khoa học Việt Nam. Điều đáng nói, một con người thoạt nhìn ưu tú và uyên bác như vậy nhưng lại tham gia hợp tác phỏng vấn với tổ chức chống phá nước ngoài như RFA. Có lẽ chúng ta cũng nên cám ơn buổi phỏng vấn này, bởi qua đó ta có được cái nhìn rõ ràng hơn về con người GS Nguyễn Đăng Hưng.
Một người luôn hô hào là yêu nước, là muốn đóng góp cho quốc gia mà “về nước phải ăn bo bo” liền ngay lập tức “thề với bản thân là sẽ không trở về Việt Nam nữa” thì có đáng tin? Người không sẵn lòng bên ta lúc gian khổ sao xứng đáng ở cạnh ta lúc vinh quang. Giáo sư ra đi khi đất nước đang khó khăn, không hề có ý muốn ở lại chung tay gây dựng với đồng bào. Khi đất nước bình yên, bớt khó khăn thì ông lại tự cho mình cái tư cách bỉ bôi, chê bai đất nước.
Những điều mà giáo sư đã làm cho nước nhà, Chính phủ chưa bao giờ phủ nhận. Vậy tại sao giáo sư phải phủ nhận thành quả của toàn dân tộc như vậy? Ông bảo: “Không có dính dáng gì tới giáo dục cũ thì mới xây dựng được cái mới”. Đây là điều mà một người yêu nước có thể nói hay sao? Hành động phủ nhận những giá trị truyền thống của ông Nguyễn Đăng Hưng chính là bằng chứng rõ ràng nhất tố cáo âm mưu chống phá của ông ta. Bởi một người thật sự quan tâm đến quốc gia thì phải biết ơn và trân quý những giá trị truyền thống rồi từ đó mà phát triển đổi mới sao cho vừa hiệu quả mà vẫn giữ được bản sắc dân tộc. Ông ta đòi “khai trừ hoàn toàn Đảng viên ra khỏi bộ máy hành chính”, với cái lý lẽ là “đảng viên thì không có tư duy đổi mới”. Vậy xin hỏi cái tư duy tiêu cực và thái độ quy chụp đó của ông là được tiếp nhận từ đâu? Đề án cải cách của con người mà lại dùng thái độ bất mãn cá nhân để áp đặt lên cả một chế độ, một đất nước thì liệu có đúng đắn hay không?
Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: “Có tài mà không có đức là người vô dụng”. Chính vì vậy, các môn tư tưởng, đường lối phải được dạy trong trường Đại học để sinh viên – chủ nhân tương lai của đất nước – hiểu được giá trị của dân tộc, của chế độ rồi từ đó chọn cho riêng mình lối đi đúng đắn. Giáo sư chủ trương “bãi bỏ những môn học đó trong trường học” có khác gì muốn đất nước ta bất ổn về an ninh xã hội, gia tăng thêm tội phạm và những tổ chức lưu vong? Hóa ra cái “Giấc mơ Việt Nam” của ông là một đất nước với thế hệ trẻ lạc lối, không biết phân biệt đúng sai, không biết trân trọng những giá trị cốt lõi mà cha ông ta để lại. Cái kết của “giấc mơ” đó chính là nước mất nhà tan đó, thưa ông giáo sư. Vậy thì nó là “cơn ác mộng Việt Nam” chứ nào phải giấc mơ.
Khoe khoang là người hiểu biết, bản lĩnh, nhưng qua các hành động, phát ngôn của mình, GS. Nguyễn Đăng Hưng chưa bao giờ có nhìn nhận tích cực, thiện chí về đất nước, con người Việt Nam. Một con người với quá nhiều định kiến hẹp hòi như vậy liệu có đủ tư cách để lại lên giọng dạy đời, chỉ vẽ chúng ta cải cách. hay không? Việt Nam vẫn còn rất nhiều gương người tốt, mà người tốt thì họ âm thầm làm hết mình để cống hiến, phụng sự cho đời chứ không bao giờ viết sách để kể công về những nỗ lực, cống hiến của bản thân. Ông ta thực tế chỉ đang mượn cái việc viết sách để bịa đặt và bôi nhọ đất nước. Nói thẳng, cuốn sách của ông sẽ chẳng được bất cứ người Việt Nam ngay thẳng nào đón nhận.
LS Lê