+
Aa
-
like
comment

Người Trung Quốc mua gần như toàn bộ BĐS quanh khu trọng yếu Quốc phòng ở Đà Nẵng

Thành Nhân - 19/09/2019 11:41

Giám đốc Sở Tài nguyên môi trường TP Đà Nẵng cho biết tại cuộc tiếp xúc cử tri huyện Hòa Vang (Đà Nẵng) vào sáng nay (19/9).

Người Trung Quốc mua gần như toàn bộ BĐS quanh khu trọng yếu Quốc phòng ở Đà Nẵng
Người Trung Quốc mua gần như toàn bộ BĐS quanh khu trọng yếu Quốc phòng ở Đà Nẵng

Ngày 19/9, Đoàn Đại biểu Quốc hội TP Đà Nẵng đã tiếp xúc cử tri tại huyện Hòa Vang.

Tại cuộc tiếp xúc, các cử tri đã nêu nhiều vấn đề được cho là tồn tại ở Đà Nẵng trong thời gian qua. Đặc biệt, các cử tri lo ngại về thực trạng người Trung Quốc sở hữu đất đai, vi phạm pháp luật về dân sự, hình sự tại Đà Nẵng.

Cử tri Ngô Minh Hồng (xã Hòa Châu, huyện Hòa Vang), cho rằng hoạt động của người nước ngoài nói chung và người Trung Quốc nói riêng tại Đà Nẵng hiện rất phức tạp.

Người Trung Quốc đứng tên 21 bất động sản gần sân bay Nước Mặn Đà Nẵng
Người Trung Quốc đứng tên 21 bất động sản gần sân bay Nước Mặn Đà Nẵng

Ông Hồng đặc biệt quan tâm đến việc người Trung Quốc núp bóng mua đất ở khu vực ven biển quận Ngũ Hành Sơn.

“Các cơ quan chức năng cần có biện pháp để hạn chế những tác động tiêu cực từ những hoạt động của người Trung Quốc.

Nhiều câu hỏi đặt ra

PGS.TS Nguyện Thiện Tống cho rằng cần phải đặt vấn đề về việc người Trung Quốc núp bóng người Việt mua đất ở vị trí nhạy cảm một cách có hệ thống.

“Tại sao lại mua đất ở gần sân bay, đặc biệt khi nó lại là một sân bay quân sự? An toàn nhất là chúng ta nên tìm cách chuyển đổi quyền sở hữu sử dụng đất ở vị trí nhạy cảm đó lại cho Nhà nước để dễ kiểm soát hơn” – PGS.TS Nguyễn Thiện Tống đặt vấn đề.

Đồng tình với quan điểm trên, PGS.TS Nguyễn Thế Chinh – viện trưởng Viện Chiến lược, chính sách tài nguyên và môi trường – cho rằng vấn đề là phải xác minh kỹ càng với những người Việt đứng tên những khu đất nhạy cảm đó, nếu cần thiết thì có thể thu hồi đất.

“Chính quyền địa phương cần thận trọng trong vấn đề này, nhất là đối với những khu vực có tầm quan trọng đến an ninh quốc gia, quốc phòng” – PGS.TS Nguyễn Thế Chinh nói.

Các khu đất dọc sân bay Nước Mặn được nhiều doanh nghiệp hoặc người Trung Quốc thu gom - Ảnh: V.Hùng
Các khu đất dọc sân bay Nước Mặn được nhiều doanh nghiệp hoặc người Trung Quốc thu gom – Ảnh: V.Hùng

Trước đây, mỗi lô đất ở vùng ven Đà Nẵng chỉ khoảng 200-300 triệu đồng, nhưng nay thì lên cả tỉ đồng.

Ở Hòa Châu có 1 tỉ cũng lo không mua nổi đất. Nếu không kiểm soát, để người nước ngoài núp bóng mua đất thì giá đất ngày càng tăng, người dân không thể mua được”, ông Hồng nói.

Trả lời cử tri, ông Tô Văn Hùng – Giám đốc Sở Tài nguyên môi trường Đà Nẵng, cho hay Sở đã rà soát vấn đề người Trung Quốc mua đất sau khi có nhiều ý kiến và chỉ đạo từ Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Người Trung Quốc đứng tên 21 bất động sản gần sân bay Nước Mặn Đà Nẵng - Ảnh 2.
Ông Tô Văn Hùng khẳng định nhiều người Trung Quốc sở hữu đất đai gần sân bay Nước Mặn.

“Ở khu vực dự án đô thị dọc sân bay Nước Mặn, thuộc quận Ngũ Hành Sơn có 246 lô đất. Chúng tôi rà soát thì có 21 trường hợp là người Trung Quốc đứng tên”, ông Hùng nói.

Theo ông Hùng, 21 trường hợp này “sổ đỏ” trước đây được cấp cho người Việt Nam. Tuy nhiên, trong quá trình khai thác sử dụng thì những người Trung Quốc sử dụng hình thức mua cổ phần và góp vốn. Sau đó, người Việt Nam rút vốn và chuyển sang người Trung Quốc đứng tên.

Giám đốc Sở Tài nguyên môi trường Đà Nẵng khẳng định, việc cấp giấy chứng nhận là đúng pháp luật.

“Việc ‘có dấu hiệu hay không có dấu hiệu người Trung Quốc núp bóng’ thuộc về cơ quan điều tra”, ông Hùng nói.

Dải đất được chính quyền Đà Nẵng cảnh báo đang có hiện tượng người nước ngoài đứng sau lưng người Việt để mua đất - Ảnh: Hữu Khá
Dải đất được chính quyền Đà Nẵng cảnh báo đang có hiện tượng người nước ngoài đứng sau lưng người Việt để mua đất – Ảnh: Hữu Khá

Tại sao nhờ người Việt đứng tên?

Tại sao người Trung Quốc không đứng tên làm chủ đầu tư mà phải nhờ người Việt? Liệu tính pháp lý có đảm bảo khi có trường hợp người Việt “lật kèo”? Một cán bộ quản lý doanh nghiệp cho biết có tình trạng này, bởi nếu người Trung Quốc đứng tên làm chủ đầu tư thì họ được xếp vào doanh nghiệp đầu tư nước ngoài, phải chịu nhiều ràng buộc, nhất là không được quyền sử dụng đất đai như người Việt Nam.

Còn chuyện ràng buộc giữa người Trung Quốc và người Việt nhiều khi trên giấy tờ viết tay hoặc một hình thức hợp đồng liên doanh, liên kết nào đó, khi có sự cố xảy ra thì họ xử lý theo nhiều cách thức trong xã hội, có khi hiệu lực còn hơn quy định pháp luật.

Lý giải vì sao có tình trạng người Trung Quốc đứng đằng sau pháp nhân người Việt thu gom đất tại khu vực sân bay Nước Mặn, vị cán bộ này nói tập quán của người Trung Quốc thường hay sinh sống, làm ăn cùng với nhau, như “buôn có bạn, bán có phường” nên họ muốn thu gom đất cùng khu vực gần nhau.

Tại khu đất thu gom được họ sẽ xây dựng khách sạn, nhà hàng, làm dịch vụ cho chính người Trung Quốc đang làm việc, du lịch ở khu phức hợp nghỉ dưỡng.

Ví trị Sân bay Nước Mặn - Đà Nẵng ngay vị trị yết hầu "cổ chai" của Việt Nam.
Ví trị Sân bay Nước Mặn – Đà Nẵng ngay vị trị yết hầu “cổ chai” của Việt Nam.

Tieu Diem

Bài mới
Đọc nhiều