+
Aa
-
like
comment

CSGT TP.HCM giải đáp về việc xử phạt người ra đường không có lý do chính đáng

01/10/2021 10:20

Ngay từ sáng 1.10, CSGT đã thành lập các đội tuần tra lưu động trên đường, những người ra đường không cần thiết sẽ bị xử phạt theo quy định.

Lực lượng tổ 363 ra quân tăng cường tuần tra, kiểm soát lưu động đảm bảo trật tự xã hội sau khi TP nới lỏng giãn cách – Ảnh: MINH HÒA

Sáng 1.10, đường phố TP.HCM tấp nập hơn, nhịp sống dần nhộn nhịp trở lại. Các tổ tuần tra CSGT, Công an các quận, phường chuyển từ kiểm soát tại chốt sang hình thức tuần tra lưu động, kiểm tra ngẫu nhiên. Vậy trong buổi sáng ngày đầu nới lỏng giãn cách, CSGT TP.HCM xử phạt người ra đường khi không cần thiết thế nào?

Trả lời PV, thiếu tá Phan Phạm Anh Tài, Đội CSGT – TT Công an Q.3 cho biết, sáng nay, đường phố dần đông đúc trở lại trong trạng thái bình thường mới. Lực lượng CSGT tham gia vào 5 tổ tuần tra, 1 tổ hình sự đặc nhiệm, 1 tổ tuần tra 363. Theo đó, các lực lượng sẽ tuần tra lưu động trên đường, yêu cầu dừng xe, kiểm tra ngẫu nhiên người tham gia giao thông về thẻ xanh Covid-19, chứng nhận tiêm ngừa hoặc giấy chứng nhận là F0 đã điều trị xong trong 180 ngày.

“Người dân TP đa số đã chích ngừa nên khi kiểm tra đều đáp ứng điều kiện lưu thông, được CSGT mời tiếp tục tham gia giao thông. Hơn nữa, về ý thức phòng dịch của người dân TP, phần đông người dân ra đường đều chấp hành tốt các quy định, đáp ứng yêu cầu. Riêng đối với các ngành nghề kinh doanh thì đang mở cửa từng bước, ở lĩnh vực nào vi phạm thì liên ngành sẽ đi xử phạt”, Đội trưởng CSGT – TT Công an Q.3 thông tin.

TP.HCM ngày 1.10: CSGT xử phạt người ra đường không cần thiết khi nào? - ảnh 1
CSGT tập trung tuần tra, kiểm soát lưu động trên đường Khả Hòa

Lãnh đạo Đội CSGT – TT Công an Q.4 cũng cho hay, CSGT của quận tham gia tuần tra cùng 3 tổ của công an quận, 1 tổ CSGT tuần tra độc lập. Trong sáng 1.10, CSGT tập trung tuần tra nhắc nhở người dân định chạy xe phát về quê quay lại nơi xuất phát, nhắc nhở người dân lúc này không được rời khởi TP.HCM.

Tại Q.Bình Thạnh, đội CSGT – TT cũng có 8 tổ tuần tra kiểm soát lưu động trên đường và kiểm tra, xử lý các vi phạm ở lĩnh vực y tế, giao thông kết hợp tuyên truyền. Trường hợp phát hiện người dân định chạy xe máy về quê lúc này, CSGT sẽ mời về công an phường, hướng dẫn cách đăng ký để được địa phương tổ chức đón về quê.

“CSGT Bình Thạnh tập trung vào công tác phòng chống tội phạm sau giãn cách, những ngày này lượng xe ra đường cũng đông hơn nên CSGT còn phải đảm bảo trật tự an toàn giao thông, phòng tránh tai nạn giao thông”, lãnh đạo CSGT – TT Công an Q.Bình Thạnh chia sẻ.

Lãnh đạo một đội CSGT ở khu vực nội thành chia sẻ: “Sáng nay, CSGT chủ yếu tuần tra, nhắc nhở, xử lý các vi phạm về giao thông, y tế như Nghị định 117 vẫn làm từ trước tới nay với người dân tụ tập, không đeo khẩu trang. Còn xử phạt ra đường khi không cần thiếtC sẽ chờ khi Chỉ thị mới của TP chính thức được ban hành mới có căn cứ xử lý”.

CSGT TP.HCM có nhiều tổ tuần tra kiểm soát lưu động để đảm bảo an toàn giao thông và xử lý các vi phạm sau giãn cách xã hội

Trung tá Bùi Ngọc Giàu, Đội trưởng Đội CSGT – TT Công an Q.Tân Bình giải thích: “Từ 18 giờ ngày 30.9, CSGT thay vì kiểm soát tại chốt sẽ chuyển sang trạng thái tuần tra lưu động, CSGT vẫn xử phạt người dân ra đường khi không cần thiết. Ra đường khi không cần thiết ở đây là trường hợp người dân không nằm trong nhóm đối tượng được phép lưu thông ra đường”.

Cụ thể, trung tá Bùi Ngọc Giàu nói: theo quy định, người dân khi tham gia lưu thông trên địa bàn TP.HCM sử dụng mã QR của ứng dụng VNEID và ứng dụng Y tế HCM có thể hiện lịch sử tiêm vắc xin (đến khi ứng dụng PC-COVID chính thức đưa vào hoạt động); trường hợp không có mã QR, xuất trình giấy tờ sau: Là F0 khỏi bệnh dưới 180 ngày; đã tiêm chủng (ít nhất 1 mũi đối với loại vắc xin tiêm 2 mũi và ít ngày 14 ngày sau tiêm) khi được cơ quan chức năng yêu cầu.

Phó chủ tịch UBND TP.HCM Võ Văn Hoan trả lời thắc mắc của người dân trong chương trình “Dân hỏi – Thành phố trả lời” tối 30.9

3 quan điểm lớn trong Chỉ thị mới

  • Thứ nhất là sống thích ứng, an toàn trong môi trường có dịch, để còn phải tiếp tục phát triển sản xuất, kinh doanh, phải lao động, học tập chứ không thể dừng lại.
  • Thứ hai, phải thấy rằng người dân thực sự là chủ thể của công tác phòng chống dịch, mà điều này đã được minh chứng trong thời gian qua, người dân tự bảo vệ bản thân, gia đình mà còn chung tay góp sức cùng xã hội để chống dịch.
  • Thứ ba, đề cao vai trò của thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp. Bởi khi mở cửa thì người chủ sử dụng lao động phải có trách nhiệm trên hết, trước hết về tình hình dịch bệnh trong khu vực của mình.

Mạnh An

Tags:
Bài mới
Đọc nhiều