+
Aa
-
like
comment

Người thực thi pháp luật cần cứng rắn để văn hóa giao thông được cải thiện

19/09/2019 14:46

Thời gian gần đây, tình hình các đối tượng phạm tội chống người thi hành công vụ trên phạm vi toàn quốc có nhiều diễn biến phức tạp. Trong đó, nổi lên tình trạng chống đối, tiến công lực lượng cảnh sát giao thông (CSGT). Thực trạng nêu trên đòi hỏi cần có những biện pháp linh hoạt, cứng rắn và có chế tài đủ sức răn đe.
Sáng ngày 12/9, một chiếc xe Chevrolet Camaro BKS 14A-011.02 chạy hướng từ TP Cẩm Phả (Quảng Ninh) ra TP Móng Cái vượt tốc độ 80/50km/h, ngay lập tức CSGT ra hiệu lệnh dừng xe. Tuy nhiên, tài xế không chấp hành mà bỏ chạy hướng vào TP Móng Cái.

Rất nhanh chóng, một chiến sĩ CSGT chạy theo, cầm súng AK phá vỡ cửa kính xe để khống chế, nhưng lái xe vẫn ngoan cố tăng ga bỏ chạy. Dù không bắt được hai kẻ vi phạm ngay nhưng hành động cứng rắn của CSGT Quảng Ninh xứng đáng nhận được những lời khen ngợi. Tội phạm càng liều, công an càng phải cứng rắn như thế.

csgt
Một chiến sĩ CSGT chạy theo, cầm súng AK phá vỡ cửa kính xe để khống chế người vi phạm

Để pháp luật được thực hiện một cách đúng đắn thì sự cứng rắn từ người thực thi pháp luật là vô cùng cần thiết. Có cũng rắn dán, mạnh mẽ thì văn hóa giao thông vốn sẵn sự hoang dại ở Việt Nam mới dần được cải thiện.

Hành động của chiến sĩ CSGT đáng biểu dương là vậy, nhưng không ít người lại quay ra chỉ trích việc truy đuổi người vi phạm không nhất thiết phải đập vỡ kính xe. Có người còn nói CSGT phá hoại tài sản…Thế không lẽ, đối mặt với người vi phạm chống đối hoặc những tên tội phạm cảnh sát phải làm ngơ cho chúng lộng hành?

Thử đặt ra trường hợp nếu CSGT không phản ứng gì trước tình huống này thì có người sẵn sàng lao vào trách mắng CSGT không có năng lực, làm ngơ cho người vi phạm. Còn ngay cả khi CSGT đang làm đúng chức năng nhiệm vụ của mình, họ lại vẫn lấy cớ vô lý, sẵn sàng bù lu bù loa lên trách CSGT.

Như vậy, nếu CSGT không thể cứng rắn như cách viên CSGT ở Quảng Ninh nói trên đã làm thì chắc hẳn những kẻ vi phạm vẫn cứ nhơn nhơn, thách thức, coi thường pháp luật.

Càng nhiều kẻ chống đối thì lại càng có nhiều cảnh CSGT dũng cảm đu bám càng xe ô tô, đuổi theo hay lao ra đường để ngăn chặn những hành vi vi phạm. Nhiều người chỉ biết bù lu bù loa mà không hiểu xem vì sao những CSGT ấy lại có hành động nguy hiểm tới cả tính mạng của họ như vậy?

Chỉ nhìn vào những gì diễn ra trong clip quay chỉ được một phần câu chuyện rồi cứ thế là họ chửi, mạt sát người khác như những kẻ vô học, chợ búa. Trong khi ở nhiều quốc gia phát triển trên thế giới, nếu gặp những trường hợp chống đối thì cảnh sát sẵn sàng khống chế bằng vũ lực, thậm chí bắn hạ.

Cách đó không lâu 17/4, mạng xã hội xuất hiện đoạn clip ghi lại cảnh một chiến sĩ CSGT đá, chĩa súng vào người vi phạm trên Quốc lộ 1, đoạn thuộc quận 12, TP.HCM.

Trước đó, một kẻ vi phạm chạy xe ngược chiều nhằm trốn sự truy đuổi của chiến sĩ CSGT và một cảnh sát cơ động. Mọi thứ chỉ dừng lại khi tên này tông trúng một người đi đúng chiều.

chongnguoi1
Người vi phạm có hành vi tổ chức đua xe bị CSGT khống chế

Sau đó, đã không ít người lên tiếng phản đối về hành động của chiến sĩ CSGT. Họ cho rằng việc một người thực thi pháp luật mà có hành động như vậy là lạm quyền và vẫn là điệp khúc ăn vạ quen thuộc: “Công an đánh dân”.

Thế nhưng, rõ ràng ở nhiều góc độ, trước hết là pháp luật, hành động của chiến sĩ CSGT đối với những kẻ côn đồ kia là việc cần cần thiết để ngăn chặn những kẻ coi thường mạng người trước khi chúng ra tay.

Không thể bắt các chiến sĩ phải “hiền như bụt” với những kẻ vi phạm pháp luật manh động và liều lĩnh như vậy. Nên nhớ kẻ bị CSGT đá vào mặt đó đang tụ tập để chuẩn bị đua xe, trong khi pháp luật quy định cụ thể những trường hợp cần cưỡng chế, mạnh tay.

Chưa thấy ở đâu, người ta lại lên tiếng chê trách một người đang thực thi đúng pháp luật, trong khi lại tỏ ra thương xót cho kẻ côn đồ vi phạm bị đánh kia. Nếu không phải là hành động cứng rắn mà là một sự dễ dãi, vô cảm của chiến sĩ CSGT thì kẻ phóng xe máy ngược chiều bất chấp kia rất có thể đã mang tới những cái chết thảm thương cho người đi đường.

Ngày 18-9, TAND TP Yên Bái (tỉnh Yên Bái) tuyên án 2 năm tù đối với bị cáo Trần Đình Sang (SN 1980, trú tại tổ 7, phường Minh Tân, TP Yên Bái) về tội Chống người thi hành công vụ theo quy định tại khoản 1, Điều 330 Bộ luật hình sự.

Trần Đình Sang đã cản trở cảnh sát tuần tra kiểm soát, còn livestream trên mạng xã hội, Đối tượng này “nổi tiếng” trên mạng xã hội bởi thường xuyên có lời nói, phát ngôn, hình ảnh mang tính khiêu khích lực lượng chức năng trên toàn quốc. Hành vi của Trần Đình Sang đã xâm phạm đến hoạt động bình thường tự cho mình những cái quyền pháp vô căn cứ, cản trở người thi hành công vụ.

Việc những người chống đối cảnh sát giao thông thi hành công vụ, hay cố bóp méo sự thật, xuyên tạc về hình ảnh cảnh sát giao thông, cổ xúy cho những hành vi sai trái Những hành động đó rất đáng lên án, xâm phạm đến thân thể của những người làm nhiệm vụ. Đặc biệt nó cho thấy văn hóa ứng xử của bộ phận người tham gia giao thông.

Trong khi đó CSGT được Bộ công an giao cho xử lý trực tiếp những đối tượng vi phạm, khi xử phạt thì sẽ xảy ra một số mâu thuẫn. Mặc dù vi phạm, nhưng xin không xử phạt, nhưng nếu cảnh sát cương quyết xử lý thì ảnh hưởng đến quyền lợi của người vi phạm, gây nên mâu thuẫn.

Tâm lý thường tình là bị kiểm tra, xử phạt, dù vi phạm thì cũng có cái nhìn thiếu thiện cảm với người xử phạt mình. Đó là chưa nói đến một số CSGT, thay vì hướng dẫn người dân đi đúng luật giao thông thì lại lợi dụng sự thiếu hiểu biết pháp luật của họ để trục lợi khiến hình ảnh CSGT trở nên xấu xí, gặp người nóng tính càng dễ xảy ra chống đối.

Tất nhiên phải công tâm nhìn nhận vẫn còn một bộ phận nhỏ trong lực lượng CSGT đã không thực thi đúng quy định, không làm đúng điều lệnh ngành, không giải thích rõ cho người vi phạm về quy định của pháp luật hoặc trong quá trình giao tiếp với người vi phạm đã không khéo léo. Thậm chí có một số anh em mới vào ngành, tuổi đời còn trẻ, thiếu kinh nghiệm trong quá trình tiếp xúc đã gây ức chế cho người vi phạm.

Nhưng khách quan qua câu chuyện một chiến sĩ CSGT chạy theo, cầm súng AK phá vỡ cửa kính xe để khống chế ở Quảng Ninh vừa qua, đã cho thấy sự cứng rắn, bảo đảm an ninh an toàn giao thông.

Nhắc tới để thấy rằng, nhiều kẻ vi phạm giao thông manh động chẳng kém gì tội phạm. Dễ dãi, bỏ qua với những kẻ coi thường luật pháp, sẵn sàng vi phạm thì xã hội khó có bình yên.

Chúng ta không cổ vũ, cổ súy, thậm chí phải lên án mạnh mẽ việc người thi hành công vụ thượng cẳng chân, hạ cẳng tay’ tùy tiện, vô pháp luật, nhưng hành động cứng rắn, mạnh tay của chiến sĩ CSGT. Trong bối cảnh nhiều cảnh sát chùn tay trước hành vi côn đồ – là đúng đắn và cần thiết để bảo vệ bình yên cho cuộc sống này.

Phạm Minh Hà

Bài mới
Đọc nhiều