+
Aa
-
like
comment

Người Thái Lan biểu tình trước ngân hàng lớn nhất nước

Thành Nhân - 25/11/2020 15:05

Người biểu tình lên kế hoạch tụ tập trước Ngân hàng Thương mại Siam, nơi Vua Vajiralongkorn nắm cổ phần lớn nhất, buộc nhà băng tạm đóng cửa.

Ngân hàng Thương mại Siam, nhà băng lớn nhất Thái Lan, hôm nay đóng cửa trụ sở chính ở Bangkok sau khi các nhóm biểu tình thông báo sẽ chuyển địa điểm tập trung phản đối tới trước ngân hàng này. Người biểu tình ban đầu chọn Cục Tài sản Hoàng gia là nơi tụ tập, song thay đổi địa điểm vào phút chót do cảnh sát cấm tập trung đông người trong phạm vi 150 mét quanh cơ sở này.

Cuộc tuần hành được tổ chức nhằm “đòi lại những tài sản lẽ ra thuộc về người dân”, Free Youth, một trong những nhóm biểu tình, đăng trên Twitter.

Văn phòng Hoàng gia và Cục Tài sản Hoàng gia đều từ chối bình luận về cuộc biểu tình.

Người Thái biểu tình yêu cầu Thủ tướng Prayut Chan-o-cha từ chức và cải cách chế độ quân chủ ở Bangkok hôm 21/11. Ảnh: Reuters.
Người Thái biểu tình yêu cầu Thủ tướng Prayuth Chan-ocha từ chức và cải cách chế độ quân chủ ở Bangkok hôm 21/11. Ảnh: Reuters.

Tài sản của Vua Vajiralongkorn đã trở thành tâm điểm chú ý của người biểu tình sau những thay đổi pháp lý khi ông lên ngôi năm 2016, giúp ông đứng tên sở hữu các tài sản của Cục Tài sản Hoàng gia, bao gồm những bất động sản cao cấp ở Bangkok và cổ phiếu trong các doanh nghiệp, gồm ngân hàng Siam.

Những thay đổi trong luật về tài sản hoàng gia cũng cho phép nhà vua quản lý khối tài sản này và loại bỏ vai trò giám đốc Cục Tài sản Hoàng gia của Bộ trưởng Tài chính.

Người biểu tình yêu cầu hủy những điều luật sửa đổi đó để phân chia rõ ràng giữa tài sản cá nhân của Vua và tài sản hoàng gia mà họ muốn được đặt dưới sự kiểm soát của Bộ Tài chính. Họ cũng muốn cắt giảm ngân sách quốc gia được phân bổ cho hoàng gia, để phù hợp với tình hình kinh tế dựa nhiều vào du lịch của Thái Lan, vốn bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch Covid-19.

Người biểu tình Thái Lan xuống đường nhiều tháng qua nhằm đòi hỏi một số yêu sách như thay đổi hiến pháp hay cải cách chế độ quân chủ, động thái được cho là vô cùng táo bạo tại một đất nước có truyền thống tôn kính hoàng gia. Theo luật chống phỉ báng hoàng gia được cho là nghiêm ngặt nhất thế giới, người phạm tội khi quân có thể bị phạt tù tới 15 năm.

Người biểu tình còn đòi Thủ tướng Prayuth Chan-ocha từ chức, nhưng ông phản bác quan điểm này và khẳng định sẽ tiếp tục tại nhiệm.

Thủ tướng Prayuth tuần trước tuyên bố chính phủ và các cơ quan an ninh “sẽ thực thi tất cả luật hiện có để đối phó với những người biểu tình vi phạm pháp luật và phớt lờ quyền, tự do của người khác”. Các nghị sĩ tuần trước cũng bỏ phiếu về lộ trình thành lập ủy ban soạn thảo hiến pháp, nhưng bác bỏ bất kỳ sửa đổi nào đối với phần quy định về chế độ quân chủ.

Biểu tình kéo dài ở Thái Lan trong mấy tháng qua. (Ảnh: Reuters)

Thủ tướng Prayut Chan-o-cha đang có quan điểm cứng rắn hơn với người biểu tình. Tuần trước, ông tuyên bố các lực lượng an ninh sẽ “áp dụng mọi luật hiện có để đối phó với người biểu tình vi phạm luật và phớt lờ quyền và sự tự do của những người khác”.

“Tình hình biểu tình vẫn đang leo thang và có thể dẫn đến xung đột và bạo lực hơn. Nếu chúng tôi để điều này tiếp tục diễn ra, nó sẽ gây tổn hại cho quốc gia, nền quân chủ được yêu quý, hòa bình và ổn định của người dân”, ông Prayuth nói.

Phong trào biểu tình diễn ra nhiều tháng nay ở Thái Lan kêu gọi cần có xã hội công bằng và dân chủ hơn, đòi hoàng gia có trách nhiệm giải trình lớn hơn và chấm dứt đảo chính quân sự. Họ đòi Thủ tướng Prayuth, người lên nắm quyền sau cuộc đảo chính năm 2014, từ chức, và viết lại bản hiến pháp đang giúp ông Prayuth duy trì quyền lực sau bầu cử.

Tháng trước, Nhà vua Maha Vajiralongkorn chỉ định một cấp dưới thân cận, cựu tư lệnh lục quân Apirat Kongsompong, làm Phó Cục trưởng Cục quản lý tài sản hoàng gia.

Tuần trước, quốc hội Thái Lan bỏ phiếu thông qua lộ trình thành lập một ủy ban viết lại hiến pháp, nhưng bác bỏ bất kỳ sửa đổi nào đối với phần liên quan đến chế độ quân chủ.

Thành Nhân/Bloomberg

Bài mới
Đọc nhiều