Người phụ nữ Việt vinh dự nhận Huân chương “Bắc đẩu bội tinh” là ai?
Sáng nay, Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam vừa tổ chức lễ trao Huân chương Bắc đẩu bội tinh của Pháp tặng Chủ tịch Tập đoàn Sovico, Tổng giám đốc Vietjet Nguyễn Thị Phương Thảo – nữ tỷ phú tự thân đầu tiên của khu vực Đông Nam Á, cũng là nữ doanh nhân Việt đầu tiên được trao huân chương cao quý này.
Huân chương Bắc đẩu bội tinh do Hoàng đế Pháp Napoléon Bonaparte sáng lập là Huân chương cao quý, lâu đời và danh giá bậc nhất của Nhà nước Pháp trao cho những cá nhân, tổ chức có đóng góp đặc biệt.
Phía Pháp cho rằng, những thành tựu của các doanh nghiệp do nữ tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo lãnh đạo trong lĩnh vực tài chính, hàng không, bất động sản, thương mại quốc tế được bạn bè quốc tế cảm phục, ngưỡng mộ và đóng góp cho sự phát triển của kinh tế Việt Nam cũng như thế giới.
Bà Thảo được biết đến là người phụ nữ làm thay đổi ngành hàng không Việt Nam. Trái ngược với dáng người nhỏ nhắn, nụ cười ngọt ngào của nữ tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo là ý chí bền bỉ và những giấc mơ lớn.
Nguyễn Thị Phương Thảo sinh ngày 7/6/1970 tại Hà Nội, là một nữ doanh nhân, nữ tỷ phú đô la đầu tiên của Việt Nam được Forbes ghi nhận sau tỷ phú Phạm Nhật Vượng. Hiện bà đang giữ chức vụ tổng giám đốc của VietJet Air, Phó chủ tịch thường trực Hội đồng quản trị Ngân hàng HDBank. Bà là Cử nhân Kinh tế và Tài chính, Tín dụng – Ngân hàng, Tiến sĩ Kinh tế.
Phần lớn tài sản của bà Thảo đến từ số cổ phần đã niêm yết của Vietjet Air (mã chứng khoán VJC) sau khi hãng bay này IPO vào tháng 2/2017.
Bà Nguyễn Thị Phương Thảo được sinh ra trong một gia đình gốc Hà Nội. Bà may mắn có cơ hội được đi du học đại học ngành Kinh tế tài chính năm 17 tuổi. Bà Thảo nhanh chóng nổi tiếng trong cộng đồng không chỉ với thành tích học tập xuất sắc mà còn có tài kinh doanh thiên bẩm.
Bà Nguyễn Thị Phương Thảo bước vào thương trường khi còn là sinh viên năm thứ 2. Nhân cơ hội thị trường Đông Âu đang trong tình trạng thiếu thốn hàng tiêu dùng, mọi thứ đều khan hiếm, bà Thảo đã bắt đầu kinh doanh đủ thứ từ hàng điện tử, máy tính, máy fax đến băng đĩa, đồng hồ, thậm chí cả hàng nông sản từ các nước châu Á như Nhật Bản, Hàn Quốc, HongKong (Trung Quốc) sang Đông Âu… Song song với đó, bà cũng đưa về Việt Nam những mặt hàng thị trường khan hiếm và cần thiết như thiết bị, sắt thép, phân bón…
Khi bắt đầu khởi nghiệp, vốn liếng của bà Thảo lúc bấy giờ chỉ là một chữ tín và sức lao động chăm chỉ đến phi thường của bản thân. Đối với bà Thảo, việc kinh bắt đầu lúc 5h sáng và kết thúc lúc 2h sáng hôm sau là điều bình thường.
Bà chia sẻ: “Khi thấy mình chăm chỉ và có trách nhiệm thì các đối tác phân phối lớn sẽ chọn là đại lý để phân phối hàng cho họ nên mình không cần nhiều vốn. Do mình làm việc rất hiệu quả và trung thực. Ví dụ, thị trường giá cả hay biến động thì mình làm việc theo cách ngày nào giá bao nhiêu và doanh thu ngày hôm đấy tương ứng với giá hôm ấy mình đều thông báo cho họ rất cẩn thận. Bởi vậy, người ta có niềm tin và thấy được làm việc với mình hiệu quả, doanh thu lợi nhuận đảm bảo tốt”.
Chỉ bằng niềm tin mãnh liệt và sức lao động cần củ, sau 3 năm bà Thảo đã có 1 triệu USD đầu tiên (thời đó là rất lớn). Trở thành triệu phú đô la đầu tiên khi mới 21 tuổi nhờ kinh doanh các loại hàng điện tử, máy văn phòng, máy fax và cao xu tự nhiên. Với số vốn này, bà Thảo cũng bắt đầu chuyển sang kinh doanh những mặt hàng công nghiệp như sắt thép, máy móc, phân bón và một số loại hàng hóa khác.
Tuổi thơ êm ấm và được hưởng nền giao dục và tình thương của gia đình chính là chìa khóa giúp bà Thảo sẵn sàng đối mặt và chinh phục thử thách lớn.
Tuy bà Nguyễn Thị Phương Thảo đã nổi tiếng từ khi còn rất trẻ, nhưng tên tuổi của bà được gắn liền với Vietjet Air.
Sau khi quay về Việt Nam, bà góp vốn lập Ngân hàng Techcombank và sau đó là VIB, hai trong số ngân hàng tư nhân đầu tiên ở Việt Nam. Ngoài ra, nữ tỷ phú còn đầu tư vào bất động sản. Sau đó là lĩnh vực hàng không với vị trí tổng giám đốc Vietjet Air.
Điểm đặc biệt trong kinh doanh của bà Thảo đó là bà không có hứng thú “làm chuyện con cò”. Hơn nữa, bà “lớn lên trong điều kiện chưa bao giờ thiếu thốn về vật chất nên kiếm tiền chưa bao giờ là mục tiêu” của bà.
Với việc thực hiện “giấc mơ bay”, nữ tủ phú từng chia sẻ: “Trước khi Vietjet tham gia thị trường, chỉ có 1% dân số được tiếp cận với phương tiện được cho là xa xỉ và chỉ dành cho người giàu này. Chúng tôi đã có quyết định rất đột phá là hướng tới những đối tượng chưa đi máy bay bao giờ, thậm chí chưa biết chữ và chưa bao giờ bước chân ra khỏi làng quê của mình”.
Để xây dựng Vietjet Air tăng trưởng thần tốc như hiện nay, bà Thảo đã gặp rất nhiều khó khăn khi mới bắt đầu. Bà còn phải đứng trước áp lực cạnh tranh của các ông lớn như Vietnam Airlines và con mắt nghi ngờ của thị trường.
Không từ bỏ giấc mơ của mình, bà đã tự mở hãng hàng không tư nhân lấy tên Vietjet Air, định hướng phát triển theo mô hình bay giá rẻ với mục tiêu trở thành một Emirate của châu Á.
Ngày 23/5/2016, dưới sự chứng kiến của Tổng thống Mỹ Barack Obama và Chủ tịch nước Trần Đại Quang, hãng hàng không VietJet đã ký thỏa thuận thuê mua 100 chiếc Boeing 737 MAX 200 của tập đoàn đến từ nước Mỹ trị giá 11,3 tỷ USD.
Tính đến năm 2019, Vietjet đã chiếm hơn 40% thị phần nội địa, ghi nhận lãi kinh doanh ngay trong năm thứ 2 cất cánh.
Trước “Bắc đẩu bội tinh”, nữ tỷ phú đã nhận được nhiều danh hiệu trong nước và quốc tế như “Nhân vật có ảnh hưởng nhất châu Á trong công tác thiện nguyện” do tạp chí danh tiếng Tatler trao, là một trong “100 nhân vật làm thay đổi kinh tế châu Á” do tạp chí Business Insider Australia bầu chọn, “Top 100 phụ nữ quyền lực nhất thế giới”, “Top các nhà lãnh đạo nữ quyền lực nhất châu Á”, “Nữ doanh nhân xuất sắc nhất tại khu vực ASEAN”, “CEO của năm 2019 khu vực châu Á – Thái Bình Dương” do cộng đồng doanh nhân thế giới bình chọn,…
Bà cũng được đưa vào đề tài nghiên cứu, giảng dạy của Đại học Harvard (Mỹ).
Tập đoàn Sovico do bà Thảo đứng đầu tiên phong trở thành đối tác chính thức của Liên hợp quốc, cùng các tổ chức thành viên như UNESCO, UN Habitas, UNIDO tại Việt Nam và quốc tế…