+
Aa
-
like
comment

Người dân ĐBSCL đã khốn khổ lắm rồi, đừng đem họ ra làm bàn đạp để thực hiện mưu đồ chính trị nữa!

Thế Khoa - 12/03/2020 15:54

Những ngày này, hạn mặn gay gắt đang bủa vây ĐBSCL, mức độ xâm nhập mặn đã vượt mốc kỷ lục 100 năm từng xảy ra vào năm 2016. Hàng nghìn hộ nông dân đang phải khóc ròng vì thiếu nước sạch sử dụng. Cùng với đó, hàng nghìn hecta lúa cũng đứng trước nguy cơ mất trắng. Hạn mặn khốc liệt đang gây thiệt hại về kinh tế, làm đảo lộn cuộc sống của người dân miền Tây.

Hạn mặn đã và đang trở thành nỗi ám ảnh của nhiều người nông dân tại Đồng bằng sông Cửu Long mỗi khi mùa khô về

Nhìn cảnh bác nông dân quệt nước mắt bên cánh đồng nứt toác của mình mới đáng thương làm sao! Dịch bệnh sẽ qua đi sau vài tháng nhưng hạn mặn hành hạ hàng chục triệu dân miền Tây đến bao giờ đây? Việt Nam là quốc gia có nguy cơ cao bị ảnh hưởng của các thiên tai liên quan đến nước, việc bảo đảm an ninh nguồn nước nhằm phục vụ cho phát triển bền vững là nhiệm vụ hết sức quan trọng và cần thiết. Nhất là trước tình hình diễn biến phức tạp của biến đổi khí hậu, và hiện tại là thời điểm miền Nam vào mùa khô, nắng nóng, thêm nữa là việc chặn dòng ở thượng lưu làm thủy điện của các nước thượng nguồn sông Mekong. Trước bối cảnh đó, Việt Nam phải hành động “tự mình cứu lấy mình” bằng nhiều biện pháp khác nhau:

Khi Lào triển khai xây đập Luang Prabang, Việt Nam đã chủ động chung tay xây dựng nhà máy thủy điện này. Nhiều người lo lắng việc “Việt Nam tham gia vào dự án này là góp phần gây nên tác động tiêu cực cho ĐBSCL, đẩy người dân vào tình thế khó khăn hơn nữa trong bối cảnh khu vực này đang chống chịu hạn hán, ngập mặn”. Thế nhưng, chẳng phải vô cớ mà Việt Nam đi “nước cờ” này, bởi thời gian qua Chính phủ và Ủy ban sông Mekong Việt Nam đã nhiều lần đấu tranh, công khai kiến nghị chính thức với Chính phủ Lào là không nên xây dựng công trình thủy điện này. Ấy vậy mà, các công trình thủy điện trên sông Mekong vẫn lần lượt được nước bạn triển khai và xây dựng. Rõ ràng, việc Việt Nam có tham gia vào dự án thủy điện này hay không thì phía Lào chắc chắn vẫn sẽ thực hiện. Vậy nên Việt Nam phải nhảy vào chủ động góp tiếng nói để giảm thiểu đi những thiệt hại thấp nhất cho 20 triệu người dân Việt Nam sống tại khu vực này. Quan trọng hơn nữa, là ngặn chặn âm mưu của Trung Quốc khi nước ngày càng xây dựng nhiều nhà máy thủy điện, nhiều con đập, và có ý định liên doanh nhiều dự án thủy điện ở hạ nguồn. Nếu Việt Nam không chủ động tham gia, thì Trung Quốc sẽ nhảy vào đầu tư và chi phối, lúc đó sẽ đem lại nhiều rủi ro hơn.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thị sát ảnh hưởng hạn hán và xâm nhập mặn tại cống An Hiệp, huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng trao tặng bình lọc nước cho 8 tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long, mỗi tỉnh 200 bình do các tổ chức và cá nhân tài trợ.

Nguyên nhân đã nói rất nhiều, song dù do Trung Quốc, Lào, Thái Lan họ đắp đập, làm thủy điện không cho nước ngọt chảy về hay thiên nhiên đang bị con người bạc đãi thì hóa giải được những thứ đó lại vẫn là những giải pháp tạm thời. Có lẽ giờ đây không còn là lúc để ngồi trông trời và đợi thời tiết, chuyện sống chung với hạn mặn cần tính toán với những cách tối ưu nhất. Lâu dài, bài bản cần một cách làm chiến lược hơn, phải có quy hoạch tổng thể chống hạn, ngăn mặn cho cả vùng ĐBSCL, chứ không thể tỉnh nào tỉnh ấy lo. Trước bối cảnh đó, ngày 08/03 Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã có chuyến thị sát tại Bến Tre và làm việc với lãnh đạo một số bộ, ngành và các tỉnh Bến Tre, Tiền Giang, Long An, Kiên Giang, Cà Mau để cùng nhau bàn bạc, đưa ra những giải pháp giúp bà con vượt qua cơn hạn mặn này. Bên cạnh đó, người đứng đầu Chính phủ đã đồng ý hỗ trợ kinh phí 350 tỷ đồng từ ngân sách trung ương cho 5 tỉnh ĐBSCL theo quy định để thực hiện các nhiệm vụ phòng, chống, khắc phụ hậu quả hạn hán, xâm ngập mặn.

Trong lúc cả bộ máy nhà nước nỗ lực giảm thiểu những thiệt hại, giúp người dân ĐBSCL vượt qua cơn hạn mặn lịch sử này thì mới đây trên trang “Báo Tiếng dân” đăng tải bài viết của tác giả Trương Nhân Tuấn với tiêu đề “Làm thế nào để cứu Đồng bằng sông cửu long?” chỉ trích chính quyền nhu nhược, bàng quan trước cuộc sống khốn khó của người dân. Tưởng chừng Trương Nhân Tuấn lo lắng cho bà con, vì đất nước này mới đưa ra nhiều biện pháp để giúp người dân thoát khỏi cơn hạn nặng thật. Thế nhưng dư luận mới hỗi ôi với “sáng kiến độc đáo” đến nực cười của ông khi nói rằng “Điều cần làm ngay là Việt Nam nên tư hữu hóa ruộng đất”. Xin hỏi Trương Nhân Tuấn là ngăn chặn ngập mặn, biến đổi khí hậu thì liên quan gì đến tư hữu hóa ruộng đất mà ông đòi Việt Nam phải làm ngay? Tư hữu hóa ruộng đất để làm gì khi khí hậu biến đổi, hay các nước thượng nguồn không xả nước ngọt thì ngồi ôm đống đất khóc ròng à?

Hình ảnh bài viết trên trang báo “Tiếng dân” lợi dụng tình hình ngập mặn tại ĐBSCL để đòi “tư hữu hóa ruộng đất”

Thêm nữa, cái giải pháp mà ông hiến kế “Việt Nam đứng ra kiện ông Trump, kiện Trung Quốc” thì xin hỏi Trương Nhân Tuấn có ý gì đây? Việt Nam phải gây sự với cả thế giới, mất uy tín trên trường quốc tế thì lúc đó đất đai ở ĐBSCL sẽ hết khô cằn hơn hay sao? Trong khi Chính phủ áp dụng nhiều cách về ngoại giao khi tham gia vào các tổ chức như: Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á, Hợp tác tiểu vùng Mekong mở rộng, Uỷ hội sông Mekong, và Chiến lược hợp tác kinh tế ba dòng sông Ayeyarwady-Chao Phraya-Mekong… đóng góp tiếng nói giảm thiểu thiệt hại cho người dân. Trong khi người dân, Chính phủ và các chuyên gia chung sức đồng lòng, hiệp lực để hạn mặn không biến thành những giọt nước mắt mặn chát, thì Trương Nhân Tuấn đưa ra một loạt giải pháp nào là “tư hữu hóa đất đai”, rồi “muốn Việt Nam gây sự với các nước trên thế giới” thì cũng đủ hiểu được mức độ lo lắng vì dân, vì nước của ông ta như thế nào rồi đấy. Thực ra sau màn “mèo khóc chuột” thì mục đích cuối cùng của Trương Nhân Tuấn là muốn đưa Việt Nam vào vòng xoáy đối đầu với các cường quốc, mất uy tín, vị thế trên trường quốc tế, khiến thế giới có cái nhìn không tốt về Việt Nam. Đồng thời kích động người dân đòi tư hữu hóa ruộng đất và chống đối chính quyền, hòng tạo ra xã hội bất ổn, mất niềm tin vào lãnh đạo.

Thế nhưng, Trương Nhân Tuấn à, người dân sống tại khu vực ĐBSCL đang vật lộn với hạn mặn, đã đủ khổ lắm rồi, đừng biến bà con thành con cờ, bàn đạp để thực hiện những mưu đồ chính trị đen tối, xấu xa của ông nữa!

Thế Khoa

Bài mới
Đọc nhiều