+
Aa
-
like
comment

Ngựa tây – Ngựa ta: Đẹp mã & thực chiến hay lại là phương tây luôn là hình mẫu

Tifosi - 09/06/2020 14:35

Mới đây, Đoàn Cảnh sát cơ động kỵ binh đã ra mắt toàn dân và dĩ nhiên sự chú ý được đổ về các “đồng chí ngựa”. Một số người thì chê bai rằng các “đồng chí ngựa” này lùn, thấp bé, nhẹ cân và nhìn không có “uy”, một số khác thì thẳng thừng mắng các “đồng chí ngựa” khá ngu không được như ngựa Tây vì đã bĩnh phân trên đường diễu hành ra mắt.

Vậy là ngựa Tây ăn không ị hay sao?

Tóm lại, hình ảnh “người to hơn ngựa” trông không có được thẩm mỹ hay có uy mấy.

Thực ra thì, ngựa Tây có vẻ không được “khôn” như một số người Việt vẫn nghĩ, hay đúng hơn là vẫn bĩnh ra đường bình thường. Năm 2018, streamer Độ Mixi có dịp sang Tây Ban Nha thăm sân Bernabéu có lướt qua quảng trường ở Madrid, những chú ngựa cảnh sát vẫn tạo ra những bãi phân lớn ở ngay tụ điểm du lịch và cũng chẳng hề thấy bóng dáng của anh cảnh sát hay lao công nào dọn dẹp cả. Thậm chí những bãi phân nhiều la liệt, chảy thành dòng, vương vãi xấu cả điểm du lịch.

Độ Mixi nói rằng: “Ở Madrid thì ở đâu cũng thế các bạn ạ. Cảnh sát ở đây đi những con ngựa to đùng mà ị ra vừa to vừa thối luôn”.

Thật may, vì ngay sau khi diễu hành, lực lượng cán bộ cảnh sát Việt Nam đã nhanh tay “hốt” đống phân đó đi, trả lại nguyên trạng cho cung đường diễu hành. Chứ nếu mà những “dị vật” mà các đồng chí ngựa đó tồn tại lâu như ở quảng trường tại Madrid, thì chắc chắn là cư dân mạng sẽ đòi “thắng cố” mất.

Quay trở lại về chuyện “lùn”, “yếu” và không có “uy”.

Hơn 100 “đồng chí ngựa” được nhập khẩu nguyên vẹn từ Mông Cổ, trong đó sẽ có khoảng 70 “đồng chí” được thuần hóa, số còn lại để làm giống và sinh sản. Đặc điểm của giống ngựa Mông Cổ đó là khỏe, dai sức, giàu tính chiến đấu, không sợ tiếng súng đạn, ngoài ra, các “đồng chí” khá dễ tính trong việc yêu cầu đồ ăn, chỗ nuôi nhốt. Bản thân việc nhân giống sau này cũng dễ dàng vì sự thích nghi tốt với thời tiết, thổ nhưỡng bản địa của ngựa Mông Cổ. Trong lịch sử phong kiến Việt Nam, đã từng có thời điểm các tướng lĩnh nhà Trần thuần hóa loại ngựa này khi thu được từ quân Mông Nguyên, huấn luyện ngược lại và trở thành những chiến mã rất đáng tin cậy.

Những “đồng chí ngựa” này được huấn luyện tập trung chủ yếu cho lực lượng biên phòng, biên giới nhằm mục đích truy bắt các đối tượng vi phạm, vận chuyển hàng hóa, hành quân dã chiến tại các khu vực biên giới hiểm trở, rừng rú trong điều kiện khó khăn, phức tạp. Còn mục đích phụ khác là bao gồm tuần tra tại một số khu vực thí điểm du lịch tạo cảm giác an toàn cho du khách – giống như ở Tây Ban Nha trong clip của Độ Mixi vậy. Ngoài ra, những “đồng chí ngựa” này có thể được điều động thực hiện nghi thức, nghi lễ nếu cần.

Rõ ràng, các mục tiêu đã được ghi rõ như vậy và bên cảnh sát cũng khẳng định rằng ưu tiên phần lớn tập trung cho các công việc ở những vùng núi cao, địa hình phức tạp, khu vực biên giới. Nhưng nhiều người, đã không biết, lại còn hay gáy to, cứ tập trung chính vào việc thực hiện các nghi lễ, nghi thức, làm sao cho ngựa phải đẹp, như giống ngựa Mỹ hay phương Tây, để đỡ “nhục quốc thể”.

Với địa hình ¾ là đồi núi, bên cạnh đó là khí hậu nóng ẩm rất khắc nghiệt tại các vùng cao, điều kiện chiến đấu khó khăn, thì việc lựa chọn các “đồng chí ngựa” Mông Cổ đã trải qua thực chiến, có “gen” hoạt động trên thảo nguyên, đã khẳng định hiệu quả là điều dễ hiểu. Chứ nhập mấy đồng chí ngựa phương Tây, vốn quen với khí hậu mát lạnh, được nghe nhạc, vuốt ve hàng ngày thì rõ ràng là không ổn, ngựa phương Tây không thể quen với thời tiết nóng ẩm thất thường, điều kiện ngặt nghèo, đồi núi như ở Việt Nam được. Nếu nhập ngựa phương Tây về, chúng ta sẽ phải chi rất nhiều tiền để đảm bảo điều kiện nuôi nhốt, dinh dưỡng cho các “đồng chí” này, trong khi việc duy nhất mà các “đồng chí” này làm được tốt nhất là diễu võ dương oai, đó là một sự phí phạm lớn về ngân sách và thuế má.

Trong cuốn sách “Một chiến dịch ở Bắc Kỳ” có ghi rõ: “Những con ngựa to lớn sẽ bị thiếu máu do không hợp với khí hậu nơi này. Nhiều bạn bè chúng tôi ở hải quân đã cưỡi ngựa Bắc Kỳ. Mặc dù thân hình nhỏ nhưng những con ngựa này vẫn dễ dàng mang một người nặng từ bảy mươi ký”.

Nhà thám hiểm Marco Polo đã nói rằng giống ngựa của người Thát Đát có thể phi 250 dặm liên tục, chuyển thư và tín hiệu của Đại Hãn đến các bộ lạc một cách nhanh chóng. Đó là một phần yếu tố khiến cho các cuộc hành quân của người Mông Cổ luôn nhanh chóng và mang tầm hủy diệt. Ngoài ra, giống ngựa này rất quấn chủ, có thể sống cùng chủ trong điều kiện khó khăn cực độ như cái lạnh trên thảo nguyên hay trời nóng ẩm ở Nam Trung Quốc.

Thậm chí, có người đề xuất rằng, cần nuôi một đoàn ngựa phương Tây to cao, lực lưỡng để có “uy”, mỗi khi có diễu hành hay lễ nghi thì đưa mấy em này ra để cho đẹp. Nhưng, các lực lượng quân đội hay công an Việt Nam không bao giờ “khoe” vũ khí, khí tài hay lực lượng, những dịp diễu binh cũng khá hiếm. Chưa kể đến, những “đồng chí ngựa” đang hoạt động vì chúng ta, thì những “đồng chí” đó đáng được vinh danh, chứ không phải là những “đồng chí” đẹp đẽ, cầu kỳ, làm cảnh.

Các chiến mã cần thực chiến ở chiến trường chứ không cần đẹp mã như ngựa của Lee Gon trong bộ phim The King trên Netflix.

Nhiều người, sẽ so sánh hình ảnh những chiếc xe đạp tuần tra của lực lượng công an bị bỏ trống với những “đồng chí ngựa”. Nhưng, lật lại vấn đề một chút, những chiếc xe ấy là những chiếc xe được tài trợ của bởi một doanh nghiệp ngân hàng có tiếng, mục tiêu của doanh nghiệp ngân hàng này là PR, quảng cáo và phủ sóng thương hiệu của họ, và khi hàng loạt các tờ báo đưa tin, mục tiêu đó đã thành công và rõ ràng ngân sách Nhà nước – thuế dân chả mất đi đâu cả.

Có thể các doanh nghiệp này lãng phí, nhưng thiết nghĩ là chúng ta không cần dạy người khác cách tiêu tiền. Việc lãng phí hay không, doanh nghiệp đó sẽ tự hiểu. Rồi mình nhớ lại việc người ta chỉ trích các doanh nghiệp đã bỏ ra tiền tỷ để chạy quảng cáo trong trận đấu có sự xuất hiện của đội tuyển Việt Nam.

Một số người chưa có điều kiện ra nước ngoài thì luôn nghĩ rằng ở nước ngoài, cái gì cũng tốt đẹp và ở Việt Nam cái gì cũng xấu. Nhưng nếu được trải qua tận mắt hoặc xem những gì thực tế ghi lại, đó có thể là một thực tại phũ phàng rất khó tin. Rằng ở Madrid vẫn đầy phân ngựa hay ở Paris vẫn khai mù, xú uế nồng nặc, hay đơn giản hơn, cần biết rằng ngựa cũng chỉ là động vật và “buồn ị thì phải ị”, dù là ngựa phương Tây hay phương Đông, ngựa Mỹ, ngựa Anh hay là ngựa Mông Cổ.

Quân đội, cảnh sát Việt Nam luôn đề cao thực chiến và tính hiệu quả, đó là vì sao chúng ta đã chiến thắng trước các cường quốc. Năm 1959, các chiến sĩ biên phòng đã tổ chức tập trận biểu diễn và những chú ngựa chiến của chúng ta, cũng đều “thấp lùn” cả nhưng phi rất ác chiến, nghe tiếng súng AK không sợ hãi. Liệu đám hậu thế như chúng ta có nhìn về cách đây bao nhiêu năm, có chê trách rằng cha ông ta đã cưỡi những “đồng chí ngựa” thấp bé hay không?

Tifosi

Tags:
Bài mới
Đọc nhiều