+
Aa
-
like
comment

18/2: Ngày tìm ra hành tinh “bị ruồng bỏ” 91 năm trước

Bảo Trâm - 18/02/2021 12:01

Vào ngày 18/2 năm 1930, Clyde Tombaugh khi đang tìm kiếm hành tinh thứ 9 thì phát hiện ra Sao Diêm Vương (Pluto). Từ đó đã vô tình mở ra cánh cửa dẫn đến “vùng thứ 3” rộng lớn trong hệ mặt trời của chúng ta, ngày nay được gọi là Vành đai Kuiper.

Sao Diêm Vương hay Diêm Vương tinh, được định danh hình thức là 134340 Pluto (từ tiếng La tinh: Plūto, tiếng Hy Lạp: Πλούτων), là hành tinh lùn nặng thứ hai đã được biết trong Hệ Mặt Trời (sau Eris) và là vật thể nặng thứ mười trực tiếp quay quanh Mặt Trời.

Vào ngày này 91 năm trước, một nhà thiên văn học trẻ tuổi đang làm việc tại Đài thiên văn Lowell ở Flagstaff, Arizona; anh Clyde Tombaugh vừa tròn 25 tuổi. Anh ta được thuê để tiếp tục tìm kiếm hành tinh thứ chín, do Percival Lowell bắt đầu. Anh ấy đã ở đó khoảng một năm. Vào ngày 18/2/1930, ông so sánh các bức ảnh của một trường sao duy nhất – được chụp cách nhau sáu ngày trước đó vài tuần – và nhận thấy một vật thể đang di chuyển trên nền của những ngôi sao ở xa. Đó là một thiên thể nhỏ, mờ ảo, ở xa trong hệ mặt trời của chúng ta. Ngày nay, chúng ta biết đến thế giới nhỏ bé này với cái tên Sao Diêm Vương.

Clyde Tombaugh, người tìm ra Sao Diêm Vương

Sao Diêm Vương luôn là một hành tinh kì quặc. Nó nhỏ hơn tất cả các hành tinh khác trong hệ Mặt Trời. Đường kính của sao Diêm Vương chỉ là 2.377 mét và thể tích chỉ bằng 1/500 thể tích của Trái Đất. Nó quay quanh Mặt Trời theo một trục nghiêng không bình thường tạo thành quĩ đạo rất dẹt. Từ năm 1992, các nhà thiên văn học bắt đầu tìm thấy các vật thể khác cũng quay quanh Mặt Trời nhưng còn ở xa hơn cả sao Hải Vương. Điều đó có nghĩa là sao Diêm Vương không phải là hành tinh kì quặc duy nhất.

Vào năm 2003, khi nhà thiên văn học Michael Brown ở Viện Công nghệ California (Caltech) khám phá ra Eris, một vật thể có kích thước gần như bằng sao Diêm Vương ở rìa bên ngoài hệ Mặt Trời, ông nói rằng chúng ta thấy một điều hiển nhiên là không chỉ có 9 hành tinh trong hệ Mặt Trời, nhưng có tất cả bao nhiêu thì vẫn chưa biết hết được.

Năm 2006, một ủy ban của IAU đặt ra thuật ngữ “hành tinh lùn” và áp cho sao Diêm Vương và Eris. Vùng không gian xa xôi, lạnh lẽo, nơi Eris và sao Diêm Vương “sinh sống” được gọi là “vành đai Kuiper” và rất nhiều các vật thể nhỏ quay quanh 2 hành tinh này được gọi một cách đơn giản là “các vật thể vành đai Kuiper”.

Tấm ảnh đầu tiên của Sao Diêm Vương

Trước năm 2006 thì sao Diêm Vương vẫn luôn được xem là hành tinh thứ 9 của hệ Mặt trời. Tuy nhiên vào cuối thế kỷ 20 và những năm đầu thế kỷ 21, các nhà khoa học đã tìm được ngày càng nhiều vật thể có khối lượng tương tự với Pluto.

Hệ quả, Liên minh thiên văn Quốc tế (IAU) đã đặt ra một định nghĩa mới, trong đó những thiên thể muốn được coi là hành tinh thì cần phải đạt được một số quy chuẩn nhất định. Và cũng kể từ đây, Thái Dương hệ chỉ còn 8 hành tinh, vì sao Diêm Vương bị “giáng cấp” xuống thành hành tinh lùn.

Nhưng dù bị ruồng bỏ, Pluto cũng không hề cô đơn khi thu hút được một lượng lớn các nhà khoa học ủng hộ và tìm cách đòi lại “danh tính” cho nó.

Ngay khi được tìm thấy, ánh sáng mờ nhạt và sự thiếu vắng một đĩa phân giải được đã khiến mọi người nghi ngờ Sao Diêm Vương có thể là Hành tinh X của Lowell.

Năm 2020, các nhà khoa học quốc tế dẫn đầu bởi Trung tâm nghiên cứu khoa học Quốc gia Pháp (CNRS) vừa công bố sự thật đằng sau Cthulhu, một dãy núi trên Sao Diêm Vương từng khiến họ choáng váng vì quá giống Alps của Trái Đất, bao gồm lớp tuyết phủ. Từ đó NASA đã đặt ra nghi ngờ là có sự sống trên hành tinh bị ruồng bỏ này.

Hình ảnh ngoạn mục này đã được tàu New Horizons của NASA phát hiện từ năm 2015, nhưng không ai lý giải nổi bởi một cảnh quan như vậy chưa từng được quan sát ở bất cứ nơi nào ngoài Trái Đất. Các bằng chứng khoa học lại cho thấy ở Sao Diêm Vương, càng lên cao trời càng… nóng do ảnh hưởng bức xạ, nên tuyết phủ đỉnh núi dường như là điều vô lý.

Nghiên cứu mới đã xác định được thành phần của loại băng kỳ lạ này: mê-tan đóng băng! Càng lên cao, bầu khí quyển Sao Diêm Vương càng nhiều mê-tan và ở nhừng đỉnh núi này, điều kiện đã cho phép chúng ngưng tụ. Ngoài ra, trên hành tinh lùn này còn có các sông băng dày cũng là mê-tan đóng băng. Đó không phải là một tin buồn, bởi mê-tan được xếp loại là một trong các dấu hiệu hóa học có thể liên quan đến sự sống.

Bảo Trâm (Lược dịch theo EarthSky)

Tags:
Bài mới
Đọc nhiều