+
Aa
-
like
comment

Ngày 1/3 của 62 năm trước, Binh chủng Radar hùng mạnh của Quân đội Việt Nam ra đời

Bảo Trâm - 01/03/2021 08:42

Bằng đường lối lãnh đạo chiến tranh cách mạng thao lược sáng tạo, xác định dã tâm xâm lược của đế quốc Mỹ đối với đất nước, ngày 1-3-1959, Trung ương Ðảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh quyết định thành lập Binh chủng radar.

Hệ thống binh chủng radar của Việt Nam

Bộ đội radar ra đời tạo sức mạnh tổng hợp mới của các lực lượng vũ trang nhân dân trong quản lý, bảo vệ bầu trời Tổ quốc. Ðồng thời, lần đầu trong lịch sử dân tộc, bầu trời Tổ quốc Việt Nam được quản lý, bảo vệ bằng sóng radar hiện đại.

Binh chủng radar là một trong 7 binh chủng của Quân chủng Phòng không-Không quân (Nhảy dù, Ra đa, tiêm kích, cường kích-bom, vận tải, trinh sát, tên lửa phòng không và pháo phòng không) thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam. Đơn vị này có nhiệm vụ dò tìm các mục tiêu xâm phạm vùng trời, vùng biển – hải đảo và vùng lãnh thổ Việt Nam để kịp thời thông báo cho các lực lượng phòng vệ như biên phòng, không quân và hải quân ngăn chặn đúng lúc, bảo vệ lãnh thổ Việt Nam. Ngoài ra, binh chủng ra đa còn có nhiệm vụ dẫn đường cho một số loại tên lửa phòng không tiêu diệt mục tiêu bay.

Tổ hợp radar tầm trung “chống tàng hình” RV-02 sở hữu dàn anten có chiều dài 21,6m với 28 chấn tử được thiết kế và gia công với kỹ thuật tiên tiến, đảm bảo phát hiện mục tiêu ở cự ly cách xa hàng trăm km trên mọi điều kiện địa hình và thời tiết khác nhau.

Ngày 21 tháng 3 năm 1958, Trung đoàn ra đa cảnh giới đầu tiên của Quân đội nhân dân Việt Nam được thành lập với tên gọi Trung đoàn đối không cần vụ 260.

Cũng trong năm 1958, nhiều cán bộ của quân chủng phòng không-không quân của Việt Nam được đưa sang Liên Xô nhằm đào tạo về cách sử dụng ra đa cảnh giới, ra đa trinh sát và ra đa dẫn đường tên lửa SAM. Họ được huấn luyện tại các thành phố Leningrad, Kiev, Odessa, Minsk…

Bảo quản khí tài ở trạm Ra đa 33, Trung đoàn 294, Sư đoàn 367

Sau một năm huấn luyện, Trung đoàn đối không cần vụ 260 trở về nước năm 1959 và bắt đầu phát sóng ngay vào ngày 1 tháng 3. Ngày này được chọn là ngày truyền thống của binh chủng.

Loại radar đầu tiên của Trung đoàn 260 là loại Radar P-8 (tên mã định danh NATO là Knife Rest A) có tổng trọng lượng trạm là 17 tấn, sử dụng băng sóng dài VHF, công suất bức xạ phát sóng là 70-75 kW, độ nhạy của máy thu là 7mV, độ phân giải theo tầm xa là 2,5 km, theo góc phương vị là 24 độ. Toàn bộ tổ hợp của đài radar P-8 được bố trí trên hai xe vận tải quân sự Zil-157. P-8 là đài radar cảnh giới phòng không 2 tham số hiện đại vào thời điểm đó, có tầm phát hiện mục tiêu lên đến 150 km, độ cao phát hiện lên đến 10 km, tốc độ quay radar 2 vòng/phút.

Đài radar VRS-2DM là một trong nhiều sản phẩm quốc phòng được nghiên cứu, thiết kế và sản xuất bởi Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội Viettel, là hệ thống đài radar bắt thấp sóng Decimet (dm) cũng là loại radar chủ lực sử dụng làm nhiệm vụ cảnh giới bắt các mục tiêu bay thấp và rất thấp.

Ngày 20 tháng 4 năm 1966, thành lập Trung đoàn ra đa 293, thuộc sư đoàn phòng không 361. Ngày 23 tháng 3 năm 1967, thành lập các Binh chủng Ra-đa, Quân chủng Phòng không-Không quân.

Trong Chiến tranh Việt Nam, Binh chủng ra đa của Việt Nam được trang bị khá hiện đại, các loại khí tài có nguồn gốc từ Liên Xô. Hệ thống radar cảnh giới và dẫn đường cho không quân kết hợp với hệ thống tên lửa phòng không và không quân tiêm kích. Tuy bị hơn hẳn về kinh nghiệm và chiến thuật, nhưng binh chủng Ra đa nói riêng và các đơn vị phòng không -không quân đã chiến đấu khá sáng tạo, vô hiệu hóa được các thủ thuật chiến tranh điện tử và chống trả quyết liệt với Không quân và Hải quân Hoa Kỳ. Có khả năng vô hiệu hóa chiến thuật SEAD của phi công Mỹ dùng tên lửa chống ra đa AGM-45 Shrike để tiêu diệt các ra đa cảnh giới dẫn đường, vô hiệu hóa chiến thuật sử dụng máy phá sóng ALQ-71 nhằm ngăn chặn ra đa dẫn đường cho tên lửa SAM-2 của phi công Mỹ.

Hình ảnh luyện tập của binh chủng radar

Hệ thống Radar của binh chủng đã được phân bố dọc bờ biển miền bắc và một số vị trí binh trạm phía bắc dọc theo tuyến đường Trường Sơn, được ngụy trang kĩ lưỡng và hoạt động thường xuyên 24/24, phủ sóng gần như toàn bộ miền Bắc lúc bấy giờ.

Cũng giống như các lực lượng khác, binh chủng ra đa cũng đang tham gia vào kế hoạch hiện đại hóa ví dụ như được trang bị 4 hệ thống Kolchuga đời mới mua của Ukraina. Hiện nay, các Trung đoàn ra đa cảnh giới trên không được biên chế vào các sư đoàn phòng không, phối hợp tác chiến cùng lực lượng phòng không-không quân, còn các đơn vị ra đa cảnh giới bờ biển thì phối hợp với binh chủng tên lửa-pháo bờ biển.

Đài radar RLM-M (55Zh6M) và đài chỉ huy KU-RLK

Ngoài những thành tích như vô hiệu hóa chiến thuật SEAD và chiến thuật vô hiệu hóa SAM-2, Binh chủng radar còn đóng vai trò quan trọng trong việc dẫn đường cho không quân tấn công các mục tiêu bay và cả tàu chiến của Mỹ, điển hình vào 15h30 ngày 19/4 năm 1972, 2 phi công Lê Xuân Dị và Nguyễn Văn Bảy đã thành công trong việc sử dụng máy bay MiG-17 tấn công 2 tuần dương hạm USS Higbee và USS Oklahoma City (CLG-5) của Hải quân Mỹ có sự giúp đỡ đặc biệt quan trọng của lực lượng ra đa. Ngoài ra, binh chủng radar còn có công lao lớn trong việc bảo vệ miền bắc suốt 12 ngày đêm cuối năm 1972 trong Chiến dịch Điện Biên Phủ trên không.

Bảo Trâm 

Bài mới
Đọc nhiều