+
Aa
-
like
comment

Ngăn chặn luận điệu lợi dụng thêm vấn đề Đồng Tâm để cản trở EVFTA

sông trà - 31/01/2020 11:35

Thời gian qua, nhiều tổ chức, cá nhân phản động liên tục gửi kiến nghị, kêu gọi Nghị viên châu Âu (EP) hoãn thông qua hai Hiệp định với Việt Nam là Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam – châu Âu (EVFTA)  và Hiệp định Bảo hộ Đầu tư giữa (IPA).

Ngay trước thềm phiên họp mang tính quyết định về EVFTA diễn ra vào ngày 21/1 tới đây, chúng lại lợi dụng sự kiện xảy ra ở Đồng Tâm với lý do vi Việt Nam vi phạm nhân quyền để gây áp lực lên quá trình thông qua Hiệp định cũng chỉ là một luận điệu “muôn năm cũ” mà thôi.

Ủy ban Thương mại Quốc tế thuộc Nghị viện Châu Âu đã thông qua 2 hiệp định về thương mại và đầu tư với Việt Nam, mở đường để Liên minh Châu Âu (EU) phê chuẩn các thỏa thuận này.

Lợi dụng thêm vấn đề Đồng Tâm để cản trở EVFTA

Ngày 01/12/2015, Việt Nam và Liên minh châu Âu (EU) đã kết thúc quá trình đàm phán EVFTA. Theo các điều khoản của hiệp định này, thì Việt Nam phải có lộ trình thông qua 3 công ước lõi còn lại của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), xoay quanh quyền tự do lập hội, quyền tự do thương lượng tập thể, và việc xóa bỏ lao động cưỡng bức. Ngoài ra, khi EVFTA được chính thức ký kết, EU có thể chế tài các “vi phạm nhân quyền” của Việt Nam theo thỏa thuận đối tác Hiệp định đối tác và hợp tác toàn diện Việt Nam – EU (PCA) mà hai bên ký năm 2012.

EVFTA được xem là hiệp định mang tính chất rất quan trọng cho cả Châu Âu và Việt Nam. Theo một con số thống kê, nếu các thủ tục hoàn tất và chính thức có hiệu lực, hiệp định ước tính sẽ giúp cho GDP của Việt Nam tăng thêm 4,6% và xuất khẩu sang EU tăng thêm 42,7% vào năm 2025, theo nghiên cứu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam. Trong khi đó, GDP của EU sẽ hưởng lợi thêm 29,5 tỷ USD và xuất khẩu sang Việt Nam tăng 29% vào năm 2035.

Tuy nhiên, vấn đề ở chỗ, EVFTA bị rất nhiều phe cánh gây sức ép phá hoại do họ khác nhau về phương thức hoạt động và nguồn hỗ trợ từ quốc tế. Chẳng hạn:
Nhóm Nguyễn Quang A và Phạm Đoan Trang – Nguyễn Anh Tuấn, Nguyễn Thục Quyên,… muốn tìm một “thế lực” đang cố phá hoại hiệp định EVFTA bằng cách mong Quốc hội Châu Âu sớm thông qua EVFTA, vì 3 lý do:

Thứ nhất, họ tin rằng hiệp định này sẽ giúp Việt Nam bớt lệ thuộc vào việc giao thương với Trung Quốc. Thứ hai, họ tin rằng đà phát triển kinh tế mà hiệp định này mang lại sẽ thúc đẩy cải cách chính trị diễn ra nhanh hơn. Thứ ba, họ tin rằng các điều khoản về nhân quyền trong EVFTA sẽ tạo thuận lợi để EU can thiệp vào tình hình chính trị Việt Nam và hỗ trợ họ.

Tức là, một mặt, nhóm này ủng hộ EU ký thông qua EVFTA; mặt khác, họ đòi hiệp định phải đi kèm các “cơ chế kiểm định, đánh giá về nhân quyền”, và tạo điều kiện cho “khối dân sự độc lập” tham gia vào quá trình đó.

Còn Việt Tân đứng đầu nhóm đòi Quốc hội Châu Âu không thông qua EVFTA, chừng nào Việt Nam chưa “cải thiện tình hình nhân quyền”. Có thể thấy Việt Tân không hề đại diện cho quyền lợi của người dân trong nước.

Đáng chú ý, kể từ khi diễn ra sự kiện Đồng Tâm (đỉnh điểm là ngày 9/12020) khiến 3 chiến sĩ công an hy sinh, còn ông Lê Đình Kình bị chết. Việt Tân cũng kêu gọi các tổ chức quốc tế can thiệp, cổ xúy cho việc quyên góp ủng hộ “các nạn nhân Đồng Tâm”. Chúng còn soạn thảo báo cáo dày hàng chục trang bịa đặt, bóp méo sự việc ở Đồng Tâm để gửi tới các dân biểu, nghị viện nước ngoài.

Hiện trên mạng xã hội cũng xuất hiện kêu gọi biểu tình trước EP tại Bỉ vào ngày 21/1/2020 – đúng lúc diễn ra phiên họp mang tính chất quyết định tại Ủy ban Thương mại Quốc tế (INTA), để chống lại việc thông qua hiệp định này.

Có thể thấy, dù bằng phương thức khác nhau, nhưng tất cả bọn chúng đều tận dụng các diễn biến quanh Hiệp định EVFTA để tuyên truyền chống Nhà nước Việt Nam.

Việt Nam luôn bảo vệ nhân quyền

Khi lên tiếng về vấn đề nhân quyền trong hiệp định EVFTA, thực ra các tổ chức, cá nhân chống đối đều muốn vận động chính giới phương Tây gây sức ép với Việt Nam, buộc Việt Nam phải thay đổi nền chính trị để đổi lấy lợi ích kinh tế.

Trước những xuyên tạc về vấn đề nhân quyền ảnh hưởng đến tiến trình thông qua hiệp định. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã viết trong lá thứ gửi cho Chủ tịch Bernd Lange của INTA – EP ngày 6/1 rằng: “Tôi khẳng định chính sách nhất quán của chính phủ Việt Nam về bảo vệ và thúc đẩy quyền con người, phù hợp với Hiến pháp của Việt Nam và các Công ước Quốc tế về quyền con người mà Việt Nam là thành viên”.

Một tuần sau, ngày 13/1, Đại sứ Việt Nam tại Brussels – ông Vũ Anh Quang cũng lại có thư gửi ông Bernd Lange, tiếp tục khẳng định về chính sách “bảo vệ và cổ súy cho tất cả các quyền tự do căn bản và nhân quyền” tại Việt Nam, đồng thời giải trình trường hợp bắt giữ Phạm Chí Dũng.

Theo giải trình, Phạm Chí Dũng bị bắt vì đã “thành lập Hội nhà báo độc lập Việt Nam” mà không đăng ký theo luật pháp Việt Nam, sử dụng mạng xã hội để viết, xuyên tạc và truyền bá tin giả về các chính sách và luật pháp Việt Nam nhằm kích động và gây rối an ninh công cộng, gây hoang mang và lo lắng trong nhân dân và sự ổn định xã hội.

Xét riêng sự vụ Đồng Tâm, dễ nhận thấy Đồng Tâm hiện như “mảnh đất màu mỡ” được các phần tử cơ hội, chống đối, các tổ chức chống phá đội lốt “xã hội dân sự” triệt để lợi dụng, khai thác, bịa đặt, tung tin giả mạo, thất thiệt, xuyên tạc chủ trương, chính sánh của Nhà nước, kích động người dân chống đối, lôi kéo, bơm tiềm dưới danh nghĩa “ủng hộ quỹ Đồng Thuận”.

Hơn nữa, nói rõ hơn về việc trấn áp của lực lượng Công an là việc làm mang tính cấp bách, chứ không phải là đàn áp nhân quyền như các cá nhân, tổ chức phản động rêu rao.

Chính Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết, bên cạnh công tác dân vận, thuyết phục nhân dân thì phải giữ nghiêm kỷ cương phép nước. Vụ việc sẽ được xử lý nghiêm minh, đúng pháp luật, công khai, minh bạch.
Chúng ta thấy rằng, trong các biện pháp Công an thì trấn áp là biện pháp cuối cùng, khi không còn biện pháp nào khác. Mấy năm nay, các cơ quan chức năng đã tìm mọi cách để giải quyết, để đối thoại nhưng những đối tượng chống đối bất chấp, bỏ ngoài tai, cố tình phá hoại.

Nên việc cơ quan Công an áp dụng biện pháp khống chế, bắt giữ các đối tượng phạm tội là biện pháp tuân theo tố tụng hình sự nhằm điều tra, làm rõ vụ án, xử lý các đối tượng theo quy định pháp luật. Đó chỉ có thể là những kẻ quá khích đeo tấm mặt nạ “dân chủ” để gây bất ổn, gây tổn hại cho Nhà nước và nhân dân.

Thậm chí, chính sự hy sinh của các anh đã giúp người dân một lần nữa thấy được bộ mặt thật của những đối tượng vi phạm pháp luật trắng trợn nhưng lại mang tấm mặt nạ “dân chủ” để tiếp tay cho thế lực thù địch nhằm phá hoại sự bình yên và phát triển của đất nước
Do đó, không thể nói “công an đàn áp dân”, vi phạm nhân quyền. Ngược lại, Việt Nam luôn thực thi các biện pháp, chủ trương bảo vệ nhân quyền theo quan điểm của mình và phù hợp với thông lệ quốc tế.
Thế nên, việc Việt Tân và các nhà mang danh “dân chủ” lợi dụng sự kiện xảy ra ở Đồng Tâm với lý do vi Việt Nam vi phạm nhân quyền để gây áp lực lên quá trình thông qua Hiệp định cũng chỉ là một luận điệu “muôn năm cũ” mà thôi.

Sông Trà

Bài mới
Đọc nhiều