+
Aa
-
like
comment

Ngậm 7 hạt gạo sau khi chết, Gia Cát Lượng vẫn “kịp” dọa cho Tư Mã Ý một phen khiếp đảm

28/08/2019 11:50

Gia Cát Lượng (181 – 234) tự Khổng Minh, hiệu Ngọa Long tiên sinh. Ông là nhà chính trị, nhà ngoại giao, nhà quân sự, và cũng là một nhà phát minh của Thục Hán thời Tam Quốc. Được biết đến với danh “thần cơ diệu toán”, Gia Cát Lượng luôn được người đời ca ngợi như một vị thần sống dưới nhân gian.

 

Ngậm 7 hạt gạo sau khi chết, Gia Cát Lượng vẫn "kịp" dọa cho Tư Mã Ý một phen khiếp đảm
Ngậm 7 hạt gạo sau khi chết, Gia Cát Lượng vẫn “kịp” dọa cho Tư Mã Ý một phen khiếp đảm

Qua đời vẫn dọa được Tư Mã Ý bỏ chạy

Tư Mã Ý cũng là nhà chính trị, nhà quân sự tài ba phục vụ nước Tào Ngụy thời kỳ Tam Quốc. Thế nhưng, Tư Mã Ý vẫn thua một vố đau trước “thần dự” Gia Cát Lượng.

Theo “Tam Quốc Diễn Nghĩa” hồi 104: “Rơi sao lớn, thừa tướng quy thiên; Trông tượng gỗ, Nguỵ quân mất vía” viết về Gia Cát Lượng. Ngụy Diên vô tình đạp tắt ngọn minh đăng khiến cho việc dâng sao giải hạn, mượn tuổi trời của Gia Cát Lượng bất thành, cuối cùng ông mất ở gò Ngũ Trượng.

Vốn là vị Thừa tướng luôn hết lòng vì nước Thục, khi biết mình “hơi tàn đã cạn”, để bảo trì lực lượng cho quân Thục, Gia Cát Lượng đã viết lại di binh thư, kế sách và dặn dò di ngôn thông qua tờ di biểu dâng lên hậu chủ, dặn dò Dương Nghi (vốn cũng là đại thần nhà Thục Hán thời Tam Quốc):

“Sau khi ta chết tuyệt đối không thể làm đám tang hay phất cờ đánh trống, thay vào đó các ngươi hãy làm một bàn thờ lớn, để thi thể ta ngồi trên, trong miệng ngậm 7 hạt gạo, dưới chân đặt một ngọn đèn sáng. Trong quân không được than khóc buồn bã, tỏ ra yên ổn như thường. Như vậy, sao Tướng Tinh sẽ không rơi xuống, âm hồn ta tự khắc cũng sẽ nhấc lên được. Sao Tướng Tinh không rơi sẽ khiến Tư Mã Ý không dám khinh cử vọng động, quân ta mới có thể âm thầm rút lui theo từng nhóm.

gia-cat-luong-1

Nếu Tư Mã Ý có đuổi theo, nên dàn trận thế, quay cờ đánh trống trở lại, đầy xe có tượng gỗ của ta ra phía trước quân và lệnh cho tất cả tướng sĩ đứng dàn 2 bên trái phải. Nhìn thấy cảnh tượng này Tư Mã Ý ắt sẽ sợ hãi bỏ chạy”.

Quả nhiên, khi quan sát thiên văn, Tư Mã Ý thấy một ngôi sao lớn màu đỏ tia sáng tỏa ra 4 phía có góc, cứ từ phía đông bắc chạy về tây nam rồi đến thẳng Thục doanh. Ngôi sao ấy cứ 3 lần xuống, 3 lần lên kèm theo tiếng chuyển động ầm ầm.

Đoán Khổng Minh đã chết, Tư Mã Ý lập tức truyền lệnh khởi minh đuổi đánh quân Thục. Tuy nhiên, vốn là người đa nghi, vừa bước ra khỏi trại vị tướng nước Ngụy liền nghĩ: “Vốn có tài phù phép, Khổng Minh có thể sai khiến thần Lục Đinh, Lục Giáp. Thấy ta không đánh lại làm thuật này chắc chắn để dụ ta vào tròng. Nếu ta đuổi theo nhất định sẽ trúng kế”. Nghĩ vậy, Tư Mã Ý quay ngựa về, chỉ sai Hạ Hầu Bá dẫn vài chục quân binh âm thầm đến gò Ngũ Trượng do thám tình hình.

Khi nhận được tin quân Thục đều rút binh, Tư Mã Ý gấp gáp hạ lệnh đuổi theo. Lúc này ông mới chắc chắn Gia Cát Lượng đã qua đời. Tuy nhiên, khi thấy quân Thục đẩy xe gỗ tượng ra trận, quân Ngụy bị dọa cho tan tác bỏ chạy. Hơn 50 dặm mới dám ngoái lại, Tư Mã Ý vẫn còn bàng hoàng hỏi thủ hạ của mình: “Đầu ta còn không?”

Chính trận chiến này trở thành trò cười thiên hạ, khiến dân gian lưu truyền câu nói “Tử Gia Cát năng tẩu sinh Trọng Đạt” (Gia Cát chết vẫn đuổi được Trọng Đạt sống), sau này trở thành thục ngữ phương ngôn.

gia-cat-luong-3

Vì sao Gia Cát Lượng nhất định phải ngậm 7 hạt gạo khi qua đời?

Nghiên cứu về điều này, trong bài “Ngũ Trượng Nguyên Thi” một văn nhân tên Trần Cái thời cuối nhà Đường đã miêu tả: Gia Cát Lượng dặn dò “kính yên tâm tiền” (gương đặt trước tim), “túc hạ đạp thổ” (dưới chân chạm đất), miệng ngậm 7 hạt gạo với lượng nước thích hợp biểu thị vẫn có khả năng ăn uống như người sống; trong tay cầm bút, binh thư, ngọn đèn sáng phía trước biểu thị vẫn đang trù hoạch quân mưu.

Thực tế, nghi thức này đã có từ lâu đời. Nhiều người đã khuất được gia đình cho ngậm đồ trong miệng trước khi chôn cất. Trong “Lễ Ký – Đàn cung hạ” có ghi: “Phạm dụng mễ bối, phất nhẫn hư dã” (hiếu tử không nỡ để cho cha mẹ qua đời mà không mang theo gì đi đến thế giới bên kia). “Công Dương Truyền”, Văn Công năm thứ 5 cũng ghi chép: Hiếu tử không nỡ để cha mẹ trong miệng vẫn trống rỗng khi qua đời, cho nên mới đặt một số thứ như gạo, cơm, ngọc, châu báu… vào miệng của họ.

photo1561358784753-1561358784997

Tập tục này cũng được nhắc đến trong “Bạch Hổ Thông – Băng Hoàng”: Ngậm gạo khi qua đời bởi khi sống luôn phải có thực, nên khi chết cũng phải ngậm đồ. Thiên Tử ngậm ngọc, chư hầu ngậm châu, đại phu ngậm gạo, văn sĩ ngậm bối. Do Gia Cát Lượng không phải chư hầu nên việc ngậm gạo phù hợp với thân phận, biểu thị ông vẫn có khả năng như người sống dù đã qua đời.

Nhưng tại sao lại phải ngậm 7 hạt gạo mà không phải con số khác? Trong tập tục mai táng của người phương Đông, con số 7 được biết đến là con số thần bí. Ví dụ, giữa tháng Bảy âm lịch gọi là “tết quỷ”, người chết sau 7 ngày cần phải làm “Thất Đầu”, linh hồn sẽ trở về nhà; hay sau bảy bảy bốn chín ngày sẽ siêu độ vong linh cho người đã khuất. Mượn thâm ý của con số 7 cùng ngụ ý cao thâm, Gia Cát Lượng đã dặn dò thủ hạ cho mình ngậm 7 hạt gạo khi qua đời.

Video Gia Cát Lượng đưa ra 2 lời tiên tri kỳ lạ, chuẩn xác sau hàng nghìn năm:

Tieu Diem

Bài mới
Đọc nhiều