+
Aa
-
like
comment

Nga “thiệt hại lớn” ngay sau khi phát động chiến dịch quân sự ở Ukraine?

25/02/2022 15:31

Chiến dịch quân sự của Nga nhằm vào Ukraine đã gây chấn động các quốc gia vệ tinh của Liên Xô cũ ở Trung và Đông Âu. Hàng loạt lãnh đạo thân Nga đã bất ngờ quay lưng.

Nga và Ukraine giao tranh ác liệt.

Đối với một số quốc gia độc lập sau khi Liên xô tan ra hơn 30 năm trước, thì cảnh xe tăng và quân đội tiến vào một quốc gia đang cố gắng theo đuổi lộ trình độc lập của mình trông rất quen thuộc.

Hai tiếng nói được cho là đồng minh của Nga cho đến nay ở Liên minh châu Âu là Tổng thống CH Czech Milos Zeman và Thủ tướng Hungary Viktor Orban, đã lên tiếng chỉ trích hành động của Moscow đối với Ukraine.

HÌnh ảnh một cuộc pháo kích vào Kiev ngày 24/2.

Các quốc gia của họ đã trải qua những sự kiện trong lịch sử như Cộng hòa Czec là một phần của Tiệp Khắc vào năm 1968 và Hungary vào năm 1956.

Tổng thống CH Czech Zeman gọi chiến dịch quân sự của Nga phát động ngày 24/2 là  “một hành động xâm lược vô cớ”. Ông nói trong một bài phát biểu trước quốc gia rằng: “Nga đã chống lại hòa bình”.

Chỉ vài ngày trước, Tổng thống Zeman vẫn khăng khăng rằng người Nga sẽ không tấn công Ukraine.

“Tôi thừa nhận mình đã sai”, Tổng thống Zeman nói hôm thứ Năm. Ông Zeman cũng đã kêu gọi các biện pháp trừng phạt khắc nghiệt chống lại Nga, bao gồm cả việc loại Nga ra khỏi hệ thống tài chính SWIFT. Ông nói: “Không chỉ tự vệ bằng lời nói mà còn bằng hành động”.

Hình ảnh người dân Ukraine bị thương khiến nhiều người thương xót.

Thủ tướng Czech Petr Fiala cũng lên tiếng ủng hộ đầy đủ các biện pháp trừng phạt mạnh nhất có thể đối với “hành động của Nga chống lại một quốc gia có chủ quyền”.

Praha đã ra lệnh đóng cửa hai lãnh sự quán Nga tại Cộng hòa CH Czech và ngừng nhận yêu cầu cấp thị thực của công dân Nga.

Tại Hungary, các quan chức cấp cao trong nhiều tuần đã tránh lên án trực tiếp các hành động của Nga. Dưới thời Orban, đất nước đã theo đuổi quan hệ chặt chẽ với Putin, một điểm quan tâm của nhiều đối tác phương Tây của Hungary.

Thủ tướng Orban trong những năm gần đây đã theo đuổi một chiến lược ngoại giao và kinh tế mà ông gọi là “Mở cửa phía Đông”, ủng hộ mối quan hệ chặt chẽ hơn với các nước ở phía đông, và trong các cuộc chiến thường xuyên của ông với EU đã gọi khối 27 quốc gia là một cường quốc áp bức tương tự như những người chiếm đóng Liên Xô trước đây.

Nhưng hôm thứ Năm, Thủ tướng Orban đã tỏ rõ thái độ chỉ trích Điện Kremlin.

Một phụ nữ cầm thánh giá cầu nguyện trên Quảng trường Độc lập ở Kiev vào sáng ngày 24/02/2022.

Thủ tướng Orban cho biết trong một video trên Facebook sáng 25/2: “Nga đã tấn công Ukraine vào sáng nay bằng vũ lực quân sự. Cùng với Liên minh châu Âu và các đồng minh NATO, chúng tôi lên án hành động quân sự của Nga”.

“Lập trường của Hungary rất rõ ràng, chúng tôi đứng về Ukraine, chúng tôi đứng về toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền của Ukraine”,  Bộ trưởng Ngoại giao Peter Szijijarto cũng cho biết thêm.

Lửa và khói bốc lên sau trận pháo kích của Nga ở ngoại ô Kiev, Ukraine, Thứ Năm, ngày 24/02/ 2022.

Bulgaria, đồng minh thân cận nhất của Moscow trong Chiến tranh Lạnh, cũng làm theo. Tổng thống Rumen Radev nói: “Có máy bay ném bom chiến lược và tên lửa bay ở châu Âu trong thế kỷ 21, các cuộc tấn công bằng đường không và đường biển nhằm vào một quốc gia có chủ quyền là hoàn toàn không thể chấp nhận được.  Romania cũng có quan điểm tương tự.

Nước láng giềng Moldova, một nước cộng hòa thuộc Liên Xô cũ và là một trong số ít các nước Đông Âu trước đây chưa gia nhập NATO cho đến nay, cũng có quan điểm giống châu Âu. Tổng thống Moldova Maia Sandu nhấn mạnh, rằng cộng đồng quốc tế “nhất trí lên án những hành động quân sự này”.

Phạm Hùng 

Bài mới
Đọc nhiều