+
Aa
-
like
comment

Nga phát triển đạn có trí thông minh nhân tạo

03/12/2020 16:01

AES và PV Gas đã được Bình Thuận trao quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư kho cảng LNG Sơn Mỹ, có tổng mức đầu tư khoảng 1,34 tỷ USD. Đây là một dự án vô cùng quan trọng với an ninh Việt Nam.

Dự án Kho cảng khí LNG Sơn Mỹ

Trong bối cảnh thế giới đang hướng tới mục tiêu trung hòa carbon, LNG được đánh giá có tầm quan trọng trong việc cải thiện an ninh nguồn cung cấp năng lượng. Hãng tin Anh Reuters cuối tháng 7/2022 cho biết, Việt Nam và Mỹ đang tìm cơ hội hợp tác đầu tư phát triển năng lượng sạch.

Tại hội nghị Thượng đỉnh Năng lượng Việt Nam (VES), Việt Nam nhấn mạnh mục tiêu sẽ đạt mức phát thải ròng bằng 0 vào 2050. Việt Nam và Mỹ có nhiều dự án hợp tác tiềm năng trong lĩnh vực điện khí, năng lượng sạch, năng lượng tái tạo góp phần phát triển thương mại hai chiều hài hòa và thực hiện mục tiêu an ninh năng lượng. Cũng phải nói thêm rằng, nguồn cung năng lượng sơ cấp của Việt Nam có phần hạn chế, Việt Nam đã phải nhập khẩu than và tới đây là phải nhập khẩu LNG để thỏa mãn cho nhu cầu năng lượng. Chính vì thế, không quá ngạc nhiên khi Bình Thuận chấp nhận dự án 1,3 tỷ USD từ phía Mỹ.

Dự án kho cảng LNG Sơn Mỹ nằm trong chuỗi dự án LNG tại Bình Thuận, có công suất lắp đặt 450 TBtu. Kho cảng này dự kiến vận hành thương mại năm 2027. Mục tiêu của dự án giai đoạn 1 sẽ cung cấp từ 3,6 triệu tấn khí LNG một năm, giai đoạn 2 tăng lên 6 triệu tấn khí cho các nhà máy điện khí ở Bình Thuận. Đây là dự án kho cảng khí LNG được đánh giá lớn nhất Việt Nam cho tới thời điểm hiện tại.

Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Marc E. Knapper nhìn nhận, “Dự án sẽ góp phần đảm bảo an ninh năng lượng cho Việt Nam trong quá trình chuyển đổi sang các nguồn năng lượng sạch hơn”. Với công suất lớn của các nhà máy điện khí hoá lỏng nguyên liệu từ Mỹ, giúp Việt Nam bớt phụ thuộc nguồn điện từ Trung Quốc và nguồn nguyên liệu năng lượng, công nghệ từ Trung Quốc.

Với việc cung cấp hàng triệu tấn khí hoá lỏng từ Mỹ hàng năm, sẽ làm gia tăng sự hiện diện của các nước lớn như Mỹ trên biển Đông. Điều này phần nào làm giảm sự hung hãn và tham vọng nuốt trọn biển Đông của Trung Quốc.

Bên cạnh đó, công nghệ thay đổi nhiệt độ của khí hoá lỏng từ khí bảo quản qua khí xử dụng tạo ra nguồn năng lượng lớn cho công nghệ bảo quản hàng nông sản của Việt Nam. Điều này góp phần bảo đảm an ninh lương thực, thực phẩm và nông sản xuất khẩu giá trị cao của Việt Nam.

Quy hoạch điện VIII xác định nguồn nhiệt điện khí tái hóa từ LNG chiếm tỷ trọng khoảng hơn 14,9% tổng công suất toàn hệ thống phát điện quốc gia vào năm 2030 và là một trong các nguồn giúp đảm bảo cung cấp đủ, ổn định và an toàn hệ thống điện quốc gia.

Chính vì vậy, trung tâm năng lượng mới Bình Thuận từ kho cảng LNG Sơn Mỹ sẽ là một tiền đề rất lớn để Việt Nam thực hiện đúng kế hoạch tầm nhìn 2030 và 2050. Bên cạnh đó, cũng đảm bảo 3 khía cạnh an ninh năng lượng, biển Đông và lương thực của Việt Nam.

Công Luân

Bài mới
Đọc nhiều