Nga “giơ nắm đấm, sẵn sàng bẻ gãy răng kẻ nào liều mạng”: Thế mới là Putin!
Cắn Nga hay chỉ làm rách “ủng Cô xư gin” là sẽ bị đấm gãy răng. Từ trước đến nay, Tổng thống Nga Putin rất ít nói, nhưng khi đã nói thì lời của Putin chưa từng gửi theo gió.
Tình thế biển Địa Trung Hải đang có những diễn biến phức tạp.
Việc cáo buộc chính quyền Syria sử dụng vũ khí hóa học là một kịch bản cũ tưởng như đã rơi vào quên lãng nay lại được Mỹ đưa ra đồng thời với việc 3 tàu đổ bộ của Hải quân Mỹ cùng 2.500 lính thủy đánh bộ đến áp sát bờ biển Syria và nhóm tác chiến tàu sân bay Queen Elizabeth của Hải quân Anh cũng chuẩn bị tiến vào khu vực…
Và, ngày 25/5/2021, một phi đội máy bay ném bom siêu âm tầm xa gồm 3 chiếc Tu-22M3 của Nga, lần đầu tiên trong lịch sử, đã hạ cánh tại căn cứ không quân Khmeimim – Syria.
Tuy đây là lần thứ 2 Tu-22M3 xuất hiện tham gia tác chiến trên không phận Trung Đông và biển Địa Trung Hải. Lần đầu tiên, năm 2016, Tu-22M3 được cho là cất cánh tại sân bay Hamadan – Iran, ném bom vào quân khủng bố tại Syria, nhưng sự xuất hiện lần này Mỹ – NATO có vẻ như hốt hoảng, căng thẳng tột độ…
Thanh kiếm của Damocles!
Các nhà quân sự NATO và Mỹ không đưa ra bình luận gì về việc xuất hiện và thực hiện các chuyến bay huấn luyện của Tu-22M3-Lực lượng Hàng không-Vũ trụ Nga tại Địa Trung Hải, nhưng điều đó không có nghĩa là các sỹ quan Tham mưu-Tác chiến Mỹ-NATO đang nhởn nhơ uống rượu và khiêu vũ. Không phải vậy! Họ đang ngồi dưới mũi kiếm Damocles!
Đầu tiên, Tu-22M3 của Nga có căn cứ tại Syria, tránh khỏi bay một đoạn đường dài từ Nga đến khu vực tác chiến, tránh khỏi qua không phận của các quốc gia NATO như Thổ Nhĩ Kỳ, tránh phải tiếp dầu trên không. Tránh được tất cả những điều này tức nó chiếm ưu thế về thời gian, tăng yếu tố bất ngờ, bí mật và tăng mang vác vũ khí…
Thứ hai, LLVT Nga dưới thời Đại tướng Sergei Shoigu thì bất kỳ một loại vũ khí mới nào trước khi đưa vào biên chế cũng đều được kiểm tra thực tế tại chiến trường Syria. Tiêm kích tàng hình Su-57 đã bay tới đây, xe tăng T-14 “Amata” và mới đây cả tên lửa siêu thanh Zircon cũng đã được chiến đấu…vậy thì Dagger (dao găm) sao lại không?
Tu-22M3 đã thử nghiệm tại Viễn Đông các loại tên lửa này thành công và giờ đã đến lúc chúng được thông qua trên chiến trường.
Thứ ba, tại sao không phải là Tu-160 hay Tu-95MS? Đơn giản là vì Tu-22M3 thiết kế chính hay nhiệm vụ chủ yếu của nó là diệt các mục tiêu trên biển.
Nga thông báo: “Tu-22M3 sang Syria để huấn luyện chiến đấu ở những khu vực địa lý mới trên không phận biển Địa Trung Hải” thì rõ ràng đối tượng tác chiến của nó lần này là các mục tiêu trên biển Địa Trung Hải…
Như vậy trong tình huống này thì đối tượng tác chiến của Tu-22M3 là Hạm đội 6 Mỹ mà cụ thể là 3 tàu tấn công đổ bộ với 2.500 lính thủ đánh bộ Mỹ và nhóm tác chiến tàu sân bay Queen Elizabeth của Hải quân Anh chuẩn bị tiến vào khu vực.
Thứ tư, sự xuất hiện Tu-22M3 cho phép Nga quản lý vùng rộng lớn quanh Syria mà đặc biệt là biển Địa Trung Hải. Lực lượng Su-24, Su-34, Su-30SM không thể chống lại Hạm đội 6 Mỹ và hải quân NATO dù Su-30SM đã trang bị tên lửa Kh-32.
Cuối cùng, đây là vấn đề đau đầu nhất cho bộ chỉ huy Mỹ-NATO: Tu-22M3 sử dụng vũ khí loại gì?
Trong kế hoạch trang bị vũ khí cho Tu-22M3 bí mật đã bị rò rỉ 2 loại tên lửa loại mới là Kh-47М2 Kinzhal (Dao Găm) và Gremlin.
Tu-22M3 phóng Kh-47М2 Kinzhal ở khoảng cách 1.000km, tên lửa bay với tốc độ 6M, tuy nhiên, loại thứ hai Gremlin mới đáng nể. Tầm bắn của Gremlin tương đương với “Dao găm” từ 1.500-2.000km nhưng thân hình nhỏ hơn.
Do tên lửa Gremlin nhỏ gọn hơn, chỉ nặng 1,5 tấn, nên với tải trọng 24 tấn của Tu-22M3, người ta lắp bệ phóng quay vòng trong thân máy bay, khoảng 16 quả Gremlin trong ổ quay đó, chưa tính treo bên ngoài. Bây giờ Tu-22M3 phóng tên lửa như cơ chế bắn súng ngắn Ru-lô.
Người ta cũng có thể “chơi” với cấu hình khác, chẳng hạn, treo bên ngoài 2 Kh-47М2 Kinzhal có tổng 8 tấn với 6 Gremlin trong ổ quay còn thừa tải thì đưa vào một số quả bom dẫn đường…hoặc chỉ sử dụng 4 quả Dagger khiến Tu-22M3 trở hành một sát thủ hạng nặng.
Vậy Bộ chỉ huy Mỹ-NATO có biết Tu-22M3 mang và thử nghiệm vũ khí gì không? Tu-22M3 có mặt ở căn cứ Khmeimim là một chuyện, nó mang trong bụng và đeo dưới bụng nó loại tên lửa gì, tính năng kỹ chiến thuật ra sao… lại là chuyện khác.
Tu-22M3 có tốc độ 2.300km/giờ, trần bay 13.000m, bán kính chiến đấu 6-7 nghìn km, nếu chỉ lấy một cấu hình 2 quả Dao Găm và 6 quả Gremlin trong ổ quay thì không chỉ Địa Trung Hải mà cả Nam châu Âu, Trung Đông, Bắc Phi đều nằm gọn trong vòng tác chiến có hiệu quả của Tu-22M3.
Chắc chắn, lần này 3 Tu-22M3 sang chiến trường Syria đều không có cấu hình vũ khí giống nhau. Đây là bài toán tình huống hết sức nan giải, đau đầu cho Bộ chỉ huy Mỹ-NATO. Nói rằng Tu-22M3 tại Syria như “lưỡi kiếm Damocles” treo vào lông đuôi ngựa lắc lư theo chiều gió Địa Trung Hải trên đầu Mỹ-NATO thì chưa sát mà nói rằng bị “dí súng Ru-lô” và đầu thì đúng hơn.
Mỹ “bán cái” cho Anh!
Sau khi Tu-22M3 đến Syria và thực hiện chuyến bay đầu tiên của chiếc có số hiệu RF-94157, cất cánh từ căn cứ sân bay Khmeimim của không quân Nga và bay vòng qua vùng biển trung lập của Địa Trung Hải giữa đảo Cyprus và không phận Lebanon. Mỹ-NATO đã điều động lực lượng đến hướng này…
Một máy bay trinh sát Boeing P8-A Poseidon đã bay vào phía đông Địa Trung Hải vào sáng thứ Tư. Trong vài giờ, nó do thám vòng quanh 50-60 km ngoài khơi bờ biển Lebanon. Không quân Thổ Nhĩ Kỳ cũng tích cực thể hiện mình.
Trong suốt cả ngày, một số máy bay không người lái Bayraktar-TB2 bay dọc theo biên giới Syria-Thổ Nhĩ Kỳ.
Tuy nhiên, phản ứng đáng chú ý nhất là từ Không quân Hoàng gia Anh. Các căn cứ sân bay của Anh chỉ cách Khmeimim 200 km. Họ đã củng cố lực lượng không quân của mình trên đảo Síp bằng cách điều động lại máy bay từ nhiều hướng cùng một lúc.
Hai máy bay chiến đấu Eurofighter Typhoon FGR.4 cất cánh từ Jordan vào buổi trưa. Chúng đã đi qua không phận Israel và hạ cánh xuống sân bay Akrotiri ở phía tây Limassol. Một chiến đấu cơ Eurofighter Typhoon FGR.4 khác đã đến Síp từ căn cứ Lossiemouth ở miền bắc Scotland.
Do Mỹ không có căn cứ tại khu vực này nên vai trò “đánh chặn” sẽ do các máy bay chiến đấu của Không quân Anh đảm nhận. Có nghĩa là, trong các chuyến xuất kích của Tu-22M3, “các máy bay chiến đấu châu Âu” của Anh sẽ tích cực cơ động gần đó và có thể họ sẽ tiếp cận trực tiếp. Mỹ chỉ “theo dõi, phân tích, ghi lại…”
Tuy nhiên, không quân Mỹ còn chưa đánh chặn được Nga thì tầm cỡ “ngựa già hụt hơi” như Anh quốc là làm nên nỗi gì…
Kênh điện tín “Hunter’s Notes” đưa tin ngày 27/5:
“Sau khi thực hiện một loạt các cuộc tấn công (diễn tập) nhằm vào các căn cứ hải quân của khối NATO và ba tàu đổ bộ tấn công của Mỹ với 2,5 nghìn lính thủy đánh bộ trên tàu, Tu-22M3 của Nga đã thực hiện một chuyến bay khác trên khu vực nước của biển Địa Trung Hải.
Trong khi quay trở lại căn cứ ở Syria, nhiều máy bay chiến đấu của NATO đã cố gắng chặn, nhưng các tiêm kích Su-35 đi cùng Tu-22M3 đã không cho phép điều này và hộ tống chúng về sân bay”.
Đến đây vấn đề đặt ra là, Mỹ điều 3 tàu đổ bộ tấn công với 2.500 lính thủy đánh bộ đến vùng biển Syria và nhóm tàu tác chiến sân bay Queen Elizabeth của Hải quân Anh đến để làm gì…chưa rõ, nhưng Nga đã đến và giơ sẵn nắm đấm.
Cắn Nga hay chỉ làm rách “ủng Cô xư gin” Nga là sẽ bị đấm gãy răng. Từ trước đến nay, Tổng thống Nga Putin rất ít nói, nhưng khi đã nói thì lời của Putin chưa từng gửi theo gió.
Lê Ngọc Thống