+
Aa
-
like
comment

Nga cảnh báo có thể khiến châu Âu cùng vỡ nợ

18/04/2022 08:02

Phó chủ tịch Hội đồng An ninh Nga Dmitry Medvedev cho biết nếu Nga vỡ nợ có thể dẫn đến siêu lạm phát ở châu Âu và tình trạng vỡ nợ trên chính lục địa này. 

“Việc Nga vỡ nợ có thể kéo theo châu Âu vỡ nợ, cả về tinh thần và hoàn toàn có thể là về vật chất”, TASS dẫn lời ông Dmitry Medvedev ngày 17/4.

Ảnh minh họa: Reuters
Ảnh minh họa: Reuters

Theo ông, hệ thống tài chính của Liên minh châu Âu (EU) không hoàn toàn bền vững và công chúng đang mất niềm tin.

Ông Medvedev cho biết thêm các nhà chức trách EU nên chờ nhận lấy “’sự biết ơn’ của người dân châu Âu về siêu lạm phát – việc không thể đổ lỗi cho Nga”. Bên cạnh đó là “tình trạng thiếu thực phẩm thiết yếu trong các cửa hàng và dòng người tị nạn, có khả năng dẫn đến một làn sóng vũ lực”, ông cho hay.

“Brussels sẽ phải thay đổi lối phát ngôn hoa mỹ hùng biện”, ông Dmitry Medvedev nói. “Nếu không, những đống lửa đốt lốp xe cháy sẽ bốc mùi khét lẹt trên đường phố châu Âu”.

Phó chủ tịch Hội đồng An ninh Nga Dmitry Medvedev.

Theo Bộ trưởng Tài chính Nga Anton Siluanov, các khoản nợ nước ngoài của Nga chiếm khoảng 20% ​​tổng nợ công vốn đang ở mức khoảng 21.000 tỷ rúp (261,7 tỷ USD). Như vậy, nợ nước ngoài của Nga rơi vào khoảng 4.500-4.700 tỷ rúp.

Trong một cuộc phỏng vấn với tờ Bild, Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen cho hay các lệnh trừng phạt của phương Tây đang làm rung chuyển nền kinh tế Nga, với hàng trăm công ty lớn và hàng nghìn chuyên gia rời khỏi nước này. Việc GDP của nước này được dự báo sẽ giảm 11% và Nga vỡ nợ chỉ là vấn đề thời gian.

Sau khi phát động “chiến dịch quân sự” vào Ukraine, Nga đối mặt một loạt biện pháp trừng phạt đánh vào kinh tế của phương Tây cũng như bị loại khỏi hệ thống tài chính toàn cầu. Trên hết, các biện pháp trừng phạt đã đóng băng và ngăn Moscow tiếp cận 50% trong tổng kho dự trữ ngoại hối trị giá 630 tỷ USD.

Bộ trưởng Tài chính Nga Anton Siluanov trước đó cho biết Nga sẽ trả các khoản nợ bằng ngoại tệ chỉ khi các tài sản bằng tiền mặt được dỡ phong tỏa. Trong trường hợp bị từ chối hoặc không nhận được phản hồi từ các ngân hàng đại lý, Nga sẽ hoàn lại và trả lãi nợ nước ngoài bằng đồng rúp.

Tuy nhiên, trong trường hợp này, đó sẽ là một sự thay đổi đáng kể về việc trả lãi các khoản nợ của Nga theo các khoản nợ trái phiếu và điều này có thể được coi là một kiểu vỡ nợ.

Các nhà chức trách Nga đã nhiều lần nhấn mạnh không có cơ sở thực tế nào cho việc Nga vỡ nợ và tình huống đó chỉ có thể được tạo ra bằng cách dàn dựng./.

(Theo TASS)

Bài mới
Đọc nhiều