New York ùn ứ vì người lao động biểu tình đòi quyền lợi
Hàng trăm người lao động tại New York vừa qua đã cùng nhau ra đường cùng băng rôn và khẩu hiệu để đòi quyền lợi lên Chính phủ Mỹ. Việc này khiến những con phố quanh Mahattan cũng như cầu Brooklyn bị ùn ứ nghiêm trọng.
Đoàn người biểu tình yêu cầu tăng thuế đối với người giàu, giảm thuế với người có thu nhập thấp và hỗ trợ tiền cho những người lao động bị thất nghiệp vì dịch Covid-19.
Những người tham gia bao gồm các nhóm đại diện cho những người lao động như tài xế, người bán hàng rong và người giúp việc gia đình, cũng như những người bị kết án trọng tội và những người mất việc do ảnh hưởng của dịch Covid-19.
“Những gì tôi kiếm được không đủ để tồn tại,” anh Ramirez, một người trong đoàn biểu tình nói. “Tôi đóng thuế, nhưng tôi đã bị loại khỏi tất cả các khoản viện trợ cứu trợ. Yêu cầu Chính phủ thực hiện nghĩa vụ của mình!“.
Gần đây, những cuộc biểu tình đang diễn ra ngày một dày đặc tại Mỹ bởi ảnh hưởng của dịch Covid-19 khiến hàng loạt người lao động bị mất việc mà Chính phủ lại bỏ qua họ vì họ có thu nhập thấp.
Trước đó, khi nhậm chức Tổng thống Joe Biden đã hứa sẽ đầu tư cho việc làm và sự bình đẳng chủng tộc sẽ ngăn chặn thiệt hại kinh tế về lâu dài do đại dịch Covid-19 gây ra.
Ngày 14/1/2021, Tổng thống đắc cử ở Mỹ Joe Biden đã công bố đề xuất gói kích thích kinh tế trị giá 1.900 tỷ USD để hỗ trợ người dân và doanh nghiệp nước này ứng phó với đại dịch.
Ông nhấn mạnh nền kinh tế Mỹ cần sự hỗ trợ khẩn cấp trong bối cảnh số ca mắc Covid-19 gia tăng mạnh.
Đây là kế hoạch kích thích kinh tế đầu tiên của Tổng thống đắc cử Joe Biden. Phát biểu trên truyền hình từ thành phố quê nhà Wilmington, bang Delaware, ông Biden khẳng định “trong thời điểm khủng hoảng hiện nay, không thể không hành động.”
Theo ông, đầu tư cho việc làm và sự bình đẳng chủng tộc sẽ ngăn chặn thiệt hại kinh tế về lâu dài do đại dịch Covid-19 gây ra.
Ấy vậy mà đến tận tháng 3/2021, người lao động vẫn chưa hề nhận được bất kỳ khoản tiền hay động thái nào nên mới gây ra những vụ biểu tình, bạo loạn trên khắp nước Mỹ.
Bảo Trâm (Lược dịch theo New York Post)