+
Aa
-
like
comment

Nếu mỗi người dùng là người có trách nhiệm thì mạng xã hội sẽ là nguồn lực

Đỗ Mạnh - 23/08/2020 18:16

Như mọi người đều biết, vụ việc nghiêm trọng trên xảy ra vào cuối giờ chiều ngày 21/8, khi cháu bé Nguyễn Cao Gia Bảo (sinh năm 2018) được bố đưa đi chơi ở công văn Nguyễn Văn Cừ, TP Bắc Ninh, bị kẻ thủ ác lợi dụng lúc người bố không quan sát được, bắt cóc, đưa cậu bé về nhà trọ và ngay trong đêm và đưa cháu Bảo lên TP. Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang.

Vợ chồng chị Yến vui mừng khi tìm thấy con trai an toàn sau 1 ngày mất tích.

Ngay sau khi được các báo chính thông loan tin, lập tức trên khắp các trang mạng xã hội như zalo, facebook, viber đồng loạt đưa tin chia sẻ lên án kẻ thủ ác và kêu gọi cộng đồng chung tay cứu giúp cháu bé Gia Bảo. Rất nhiều người bày tỏ sự căm phẫn về hành động của kẻ bắt cóc và cầu mong công an sớm vào cuộc tìm và đưa kẻ thủ ác ra chịu tội trước pháp luật. Điều đặc biệt là ngay sau khi có thông tin và hình ảnh được kiết xuất từ camera hầu như cả cộng đồng đã đăng và chia sẻ hình ảnh cháu bé và kẻ thủ ác nhằm thông báo cho cả xã hội biết được để nếu ai phát hiện những hành động khả nghi  thì báo ngay cho gia đình và cơ quan chức  năng biết để xử lí.

Những hình ảnh được chia sẻ trong một ngày có tốc độ lan truyền chóng mặt như vòng vây bao vây kẻ thủ ác và làm cho kẻ thủ ác khiếp sợ không dám di chuyển. Điều đó đã đem lại rất nhiều thông tin hỗ trợ cho cơ quan điều tra. Lực lượng  Công an tỉnh Bắc Ninh, Công an tỉnh Tuyên Quang đã căn cứ vào những hình ảnh chiếc xe máy mà kẻ thủ ác chở cháu Bảo đi trong đêm, nỗ lực truy quét và nhanh chóng bắt giữ được kẻ thủ ác đưa cháu bé trở về với gia đình an toàn. Việc đưa cháu Bảo trở về với gia đình công đầu thuộc về lực lượng Công an hai tỉnh Bắc Ninh và Tuyên Quang nhưng cũng thể hiện được sự tham gia tích cực của người dân trong việc giám sát, phát hiện các hành vi vi phạm pháp luật trên mạng xã hội.

Mạng xã hội là mạng có quy mô lớn, hoạt động trên phạm vi rộng và có nhiều thành phần tham gia vì vậy không phải lúc nào cũng có những thông tích cực. Những ai tham gia mạng xã hội đều biết và gặp rất nhiều thông tin không được kiểm chứng, thậm chí nhiều thông tin giả gây hoang mang trong xã hội. Đặc biệt trong thời gian diễn ra dịch Covid có không ít những thông tin giả được những người dùng thiếu hiểu biết chỉ vì muốn câu like mà đưa tin thất thiệt gây hậu quả nghiêm trọng. Để ngăn chặn nạn đưa tin giả, đưa tin không được kiểm chứng, Bộ Thông Tin và Truyền Thông có những hình thức xử phạt rất nặng những trường hợp nêu trên, nhằm răn đe và hướng người dân vào quỹ đạo đưa thông tin chính xác phục vụ mục đích tốt phục vụ xã hội. Với một số lượng đông đảo đến hàng triệu, hàng chục triệu người dùng trong xã hội nếu tất cả mọi người đều có trách nhiệm vì cộng đồng thì đây sẽ là nguồn sức mạnh vô cùng lớn lao giúp các cơ quan chức năng của nhà nước trong việc truy bắt và truy nã tội phạm, phát hiện những hoạt động chống phá nhà nước, những hành vi tham nhũng… Ngược lại chỉ cần một số ít người chỉ vì thiếu trách nhiệm, thích sự nổi tiếng mà đưa thông tin giả, không tin không đúng sự thật thì vô cùng tai hai.

Qua vụ việc giải cứu cháu Gia bảo ở Bắc Ninh chúng ta một lần nữa cho chúng ta  hiểu thêm vai trò to lớn của mạng xã hội. Ngày nay cùng vợi hệ thống báo chí chính thống của nhà nước các trang mạng xã hội như facebook, zalo, viber… ngày càng thu hút một lực lượng rất đông đảo người dân tham gia. Đây được xem là một một kênh trao đổi, cung cấp thông tin, giám sát mọi hoạt động của các tổ chức, cá nhân trong xã hội vô cùng bổ ích, nếu nhà nước có những quy định tốt các hoạt động đưa tin và có những quy định xử phạt thật nặng những trường hợp tung tin giả, thông tin không đúng sự thật. Vì vậy để xã hội ngày càng phát triển tốt lên, mỗi người dân tham gia mạng xã hội cần phải hiểu rõ trách nhiệm cá nhân trong việc đưa tin. Những người tham gia mạng xã hội không những cùng các báo chí chính thống chia sẻ những thông tin bổ ích mà còn phải mạnh dạn tố cáo những hành vi sai phạm giúp cơ quan chức năng phát hiện và loại bỏ những thông tin xấu, không có lợi cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc.

Đối với các cơ quan nhà nước nếu biết tận dụng, sử dụng những thông tin tích cực từ hàng triệu người tham gia mạng xã hội đem lại, có những quy định nhằm hạn chế những hành vi đưa tin sai lệch vi phạm các quy định của nhà nước, của pháp luật thì mạng xã hội chính là nguồn lực vô cùng to lớn giúp hỗ trợ công tác điều hành, quản lý và duy trì trật tự xã hội.

Hành động nhỏ và có trách nhiệm của mỗi cá nhân không những giúp tố cáo tội phạm trong mọi lĩnh vực mà còn có những đóng góp tích cực sự phát triển xã hội theo hướng lành mạnh

Đỗ Mạnh

* Bài viết thể hiện văn phong và quan điểm riêng của tác giả

Bài mới
Đọc nhiều