+
Aa
-
like
comment

Nếu không có sự chỉ đạo kịp thời của Chính phủ thì có lẽ dịch bệnh ở Việt Nam cũng giống Mỹ

Quỳnh Quỳnh - 31/03/2020 17:07

Khi công cuộc chống dịch bất kể ngày đêm ở bệnh viện, tuyến đường, góc phố, khu dân cư, căng thẳng thế nào thì Ban chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch Covid-19 cũng căng thẳng như thế. Những cuộc họp được triệu tập đột xuất hơn, những thứ bảy chủ nhật không ngơi nghỉ. Có thể thấy rõ những nổ lực, cố gắng, nhanh chóng kịp thời của Chính phủ và nhà nước đối với vận mệnh quốc gia dân tộc trong thời dịch bệnh khó kiểm soát.

Chính phủ đang làm việc ngày đêm chống dịch

Việt Nam ngay từ thời điểm dịch mới bắt đầu phát sinh đã có những đáp ứng rất đầy đủ trong việc ứng phó với dịch bệnh. Vì vậy mà WHO và các nước đánh giá cao cách làm của chúng ta.

Đầu tiên là sự vào cuộc đồng bộ của tất cả mọi thành phần xã hội. Ban Bí thư, Thủ tướng Chính phủ đã kịp thời có nhiều văn bản chỉ đạo tổ chức phòng, chống dịch. Các bộ ngành, địa phương vào cuộc rất khẩn trương. Mới đây nhất, sau khi Chính phủ báo cáo, Bộ Chính trị đã ra Thông báo về công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19. Ngành y tế tập trung vào dịch đã đành rồi, các ngành như công an, quân đội, truyền thông, ngoại giao… đều xắn tay vào. Tất cả những nội dung công việc mà WHO mong muốn hay khuyến nghị Chính phủ các nước khi tuyên bố đại dịch thì chúng ta đều đã thực hiện từ trước.

Chính phủ: Thần tốc, tranh thủ từng giờ, từng phút chống dịch COVID-19

Tuy nhiên, tình hình diễn biến dịch của thế giới đang trở nên quá phức tạp. Nếu như trước kia chỉ có mỗi Trung Quốc là tâm dịch thì sau đã lan sang Hàn Quốc, Iran, Ý, rồi đến Mỹ. Và hiện giờ đã lan rộng ra hơn 192 nước.

Do đó BCĐ Quốc gia đã phải thường xuyên họp để bàn về những đáp ứng của Việt Nam trong giai đoạn mới. Tần suất họp của BCĐ là cứ 2 ngày 1 lần, nhưng thời gian gần đây phải họp đột xuất nhiều. Thứ bảy chủ nhật tuần trước cũng đều phải làm việc hết. Và đúng nghĩa là làm việc không đêm, không ngày, làm tất cả những việc có thể làm, ngăn chặn và giải quyết những nguy cơ ở giai đoạn 2. Quan điểm của Việt Nam trong giai đoạn mới này là kiên trì với những phương pháp chống dịch đã xây dựng được, nhưng quyết liệt hơn, mạnh hơn và luôn chủ động chuẩn bị cho những tình huống mới.

Có thể nói, Việt Nam rất vững vàng với hệ thống y tế công. Rồi sự chỉ đạo của Chính phủ, đặc biệt là các cấp, các ngành… rất thuận lợi trong việc huy động nguồn lực cho phòng, chống dịch. Một số quốc gia khác lại không như thế. Hệ thống y tế của họ vốn được thiết kế phù hợp với điều trị. Và y tế của họ không sát dân.

Ta phải khẳng định rằng cơ sở vật chất và trang thiết bị y tế của Việt Nam thực chất không bằng được rất nhiều nước phát triển trên thế giới. Mình phải nói thật như vậy. Mỹ, Ý, Hàn Quốc đều có nền y tế đầy tiềm lực. Kể cả Trung Quốc, đất nước này có thể xây bệnh viện dã chiến chỉ trong mấy ngày… Chúng ta có thể thấy năng lực của họ là kinh khủng như thế nào?

Khâm phục nỗ lực chống đại dịch Covid-19 của Chính phủ Việt Nam

Trong bối cảnh đại dịch Covid-19 diễn biến phức tạp trên thế giới, Đại sứ Kunio Umeda Nhật Bản đã bày tỏ khâm phục Chính phủ và Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã quyết liệt trong công tác phòng, chống dịch với quyết tâm cao, mang lại kết quả tích cực. Đại sứ trân trọng cảm ơn Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc gửi thư chia sẻ tới Thủ tướng Nhật Bản, đồng thời cho biết Nhật Bản cũng đang nỗ lực chống đại dịch này.

Vị Thủ tướng ngày đêm không ngủ lo lắng đưa ra những quyết định nhanh chóng kịp thời chống dịch bệnh

Không chỉ vậy, truyền thông thế giới cũng đánh giá Việt Nam là hình mẫu chống dịch. Điển hình như:

* Ðài BBC của Anh dẫn đánh giá của các chuyên gia y tế, khẳng định Việt Nam đã nhận định đúng đắn về tính nguy cấp của đại dịch. Theo các chuyên gia này, Việt Nam đã áp dụng chiến lược đúng khi triển khai phương án cách ly kịp thời, ngay từ khi dịch bắt đầu xuất hiện, đồng thời Chính phủ Việt Nam đã xác định được những “thời điểm quan trọng” để quyết định cục diện sắp tới.

* Báo The Diplomat đưa tin khi dịch bắt đầu xuất hiện ở Việt Nam hồi tháng 1-2020, Chính phủ Việt Nam đã nhanh chóng ứng phó. Theo The Diplomat, có nhiều lý do để lý giải về sự kiên cường của Việt Nam trong chống dịch và một trong số đó chính là vai trò của các nhà lãnh đạo. Bài viết còn đề cập tới tấm gương của các cá nhân ở Việt Nam trong cuộc chiến chống dịch. Theo bài viết: “Có thể thấy nhiều sự hy sinh của các cá nhân ở Việt Nam đã được ghi nhận và mang nhiều ý nghĩa tích cực. Thí dụ, những chiến sĩ quân đội Việt Nam nhường chỗ ngủ cho những người đến cách ly tại cơ sở cách ly do quân đội quản lý – hình ảnh được lan truyền rộng rãi trên truyền thông xã hội”.

Quan trọng nhất, Việt Nam đã huy động được cả hệ thống chính trị vào cuộc ngay. Tiếp nữa là mình rất cầu thị tham khảo học tập kinh nghiệm của các quốc gia khác, qua việc quan sát, thu thập thông tin phòng dịch trên thế giới mà rút được nhiều kinh nghiệm cho mình.

Thêm nữa Việt Nam là một quốc gia rất đặc biệt, tinh thần tương thân tương ái được chúng ta nuôi dưỡng rất bền chặt trong xã hội. Cho nên có bất kỳ khó khăn nào, các thành phần trong xã hội cũng sẽ luôn sẵn sàng chung tay, chung sức cùng Chính phủ.

Vất vả và khó khăn còn nhiều nhưng đấy là một phần tất yếu của phòng, chống dịch bệnh. Thủ tướng đã nói “cần chống lại các tư tưởng buông xuôi”. Lúc này mà buông xuôi là hỏng hết. Chúng ta cần quyết tâm cao hơn nữa trong những lúc rất căng thẳng này. Nhất là trong tháng 3, tháng 4. Căng thẳng tại sao? Vì tình hình dịch bệnh cứ bị đẩy lên ngày một phức tạp. Sự phức tạp này là của thế giới mang lại chứ chúng ta không tự tạo nên phức tạp.

Nhìn ra Thế giới, nào Mỹ, Vũ Hán, Italia, Hàn Quốc, chắc chắn Việt Nam sẽ không tồn tại nguy cơ vỡ trận như  Thực tế, Việt Nam có những vùng, những ổ dịch cộng đồng nhưng chúng ta không để cho một ổ dịch nào có thể lan rộng ra quá lớn như là Vũ Hán, New York. Bởi vì Việt Nam đã có chuẩn bị từ trước rồi. Và các giải pháp hiện nay đang rất quyết liệt.

Quỳnh Quỳnh

Bài mới
Đọc nhiều