“Nếu được chiến đấu cùng họ, tôi chắc chắn sẽ cảm thấy tự hào”
“Đến giờ, nước Mỹ chỉ có 2 lần bị “đập”, một là ở Trân Châu Cảng và ở trong thế bất ngờ và bị động, lòng tự tôn của một cường quốc lớn đã bị động chạm và sau đó, người Nhật đã phải nếm trải sức mạnh của người Mỹ. Hai là ở Việt Nam, nhưng nước Mỹ lại phải rút chạy trước những người nông dân với khối lượng cơ thể của họ chỉ bằng một nửa người Mỹ. Đến giờ, Việt Nam là nơi duy nhất nước Mỹ phải chịu thất bại, hình ảnh Việt Nam vẫn có một sức nặng ở tất cả những nơi có áp bức, đấu tranh.”
Đó là bản hùng ca mà có lẽ sau này, nó vẫn sẽ còn vang mãi, như câu nói “chúng tôi sẽ trở thành Việt Nam thứ hai”.
“Một quốc gia điên thật rồi. Nhưng nếu các bạn đọc lịch sử của họ, thì việc đó lại không khiến các bạn bất ngờ nữa. Trung Quốc to lớn mấy ngàn năm là vậy, Mỹ hùng mạnh là thế, Pháp cũng đã duy trì sự hiện diện của họ ở Việt Nam gần trăm năm nhưng họ đều đại bại. Việt Nam cũng góp sức theo đồng minh đánh Nhật nữa.”
“- Mỹ: Tôi mới chỉ thua họ 1 lần
– Nhật: Tôi cũng vậy.
– Pháp: Tôi thì 2 lần
– Anh Quốc: Bạn sẽ không thua nếu bạn chủ động rút quân.
– Mông Cổ: Tôi thì 3 lần.
– Pháp, Mỹ, Nhật, Mông Cổ: Thôi tiểu quốc thì im mồm vào.
– Trung Quốc: Các hạ tuổi gì”
Việt Minh từng thu hút cả những người lính châu Phi, lính Đức, lính Nhật… Điều gì khiến họ có ma lực hấp dẫn như vậy? Đó là tính chính nghĩa.
“Nước Mỹ thèm khát chiến thắng Việt Nam ở cả trong tư tưởng. Thực sự họ đã thất bại, phải rút chạy, nhưng họ sẵn sàng làm những bộ phim mà họ ở tư cách kẻ chiến thắng, họ sáng tạo ra luôn một hình tượng không có thực, một vị thần trong truyện tranh để có thể thắng Việt Nam.”
“Trong mô tả của họ, trận nào người Mỹ cũng thắng, nhưng cuối cùng Việt Cộng lại thống nhất được lãnh thổ? Ai giải thích hộ tôi được không?”
“Bắc Việt thắng trận không phải chỉ vì họ giỏi hơn, họ gan dạ hơn, mà vì họ sẵn sàng chết nhiều người hơn và chịu bị đòn giỏi hơn? Họ có lý tưởng vĩ đại mà nước Mỹ đến bây giờ, không gặp ở đâu nữa. Thế Ia Drang, Junction City, Khe Sanh, Mỹ quên nhanh thế à? Và sau cùng thì thằng nào thua cuộc?”
“Mỹ từng muốn biến Bắc Việt trở thành một đống tan hoang, nhưng rồi, chúng ta thấy B52, F111 nằm la liệt ở tại đó. Phi công Mỹ, chưa có ai bị mất một miếng da, nhưng ở Côn Đảo và Phú Quốc, những tội ác chiến tranh đến giờ vẫn còn. Trung Quốc cũng muốn san phẳng Việt Nam, muốn “dạy cho Việt Nam một bài học”, nhưng chỉ bằng quân dân địa phương và người dân, Trung Quốc không tiến được sâu hơn 50km vào lãnh thổ Việt Nam trong gần tháng trời.”
Cái giá mà Việt Nam phải trả, nó đắt nhưng nó rất đáng.
Người Việt không phải là dòng dõi chiến binh, toàn nông dân như nhau, thậm chí họ còn không đủ cái ăn cái mặc, tại sao họ lại thắng?
Trong khi người Việt dẹp chế độ Khơ Me Đỏ, một mặt chống sự bành trướng vô lý của Trung Quốc thì Liên Hợp Quốc ở đâu?
Những kẻ đã bắn hạ phụ nữ và trẻ nhỏ, thảm sát hàng trăm người Việt lại chỉ nhận án tù treo 3 năm.
Phía trên là một số những trích dẫn tiêu biểu, bình luận trên bộ phim tài liệu THE VIETNAM WAR của PBS. Đại đa phần đó là những bình luận của người nước ngoài.
Người Việt, đã trả một cái gì rất đắt, nhưng như bao thời khắc tồn tại trong lịch sử, chúng ta cũng đều phải trả những cái giá đó, nhưng chúng ta hiểu được rằng, sau mọi cái giá đắt, bao giờ cũng là sự vinh quang, nền độc lập và sự tự do.
Họ thất bại, vì họ đánh giá quá thấp người Việt, họ không nghĩ rằng phép màu là có thật. Trong con mắt họ, người Việt đói ăn, khổ sở, sẽ không thể chịu được mãi, nhưng đúng là người Việt không thể chịu được mãi, nhưng là sự không bao giờ chịu đầu hàng.
Người Mỹ nói rằng họ “chỉ” mất khoảng 53 ngàn lính trong khi con số đó của người Việt là vài trăm ngàn cho đến vài triệu. Nhưng như trong một game MOBA, kẻ thắng cuộc là người trụ đến cuối cùng và phá tan nhà chính của đối phương chứ không phải là kẻ hạ gục nhiều mạng hơn.
Chưa bao giờ trong lịch sử, chúng ta phải hổ thẹn và cúi mình.
Đến ngay trong cuộc sống, đôi khi còn có những phút giây mà chúng ta phải diễn tả bằng hai từ “điên khùng”. Điều người Mỹ, người Pháp, người Trung Quốc, người Nhật… và cả thế giới không ngờ rằng Việt Nam, lại có nhiều phút giây “điên khùng” đến như vậy. Có thể ở một quốc gia khác, những nước đế quốc hạ sát nhiều người dân vô tội để những người còn sống trong sợ hãi, còn ở Việt Nam, họ chỉ khiến người Việt trở nên mạnh mẽ hơn, đoàn kết hơn và hy sinh hơn.
“Nếu chúng ta viện trợ cho Bắc Việt nhiều cỡ này thì họ có thể đập lộn với chúng ta cho đến hết thế kỷ”.
Xin mượn tạm câu kết của một viên phi công Mỹ: “Tôi muốn nói điều này: Những người lái xe tải (lính Việt Cộng) đó chiến đấu thật ngoan cường. Nếu được chiến đấu cùng họ, tôi chắc chắn sẽ cảm thấy tự hào”.
Tifosi
* Bài viết thể hiện văn phong và quan điểm riêng của tác giả