Nền kinh tế nhân ái không có chuyện “hứa mà không làm”
Những ngày tháng qua, dịch bệnh Covid-19 không chỉ đe dọa sức khỏe, tính mạng của người dân mà nó còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự tồn vong của hàng trăm ngàn doanh nghiệp vừa và nhỏ trên cả nước, đặc biệt là tác động trực tiếp đến bát cơm của người dân. Người giàu thì có thể thiệt hại đôi chút nhưng với người nghèo, người lao động mất việc, bị cắt ngang hợp đồng, không lương thì quả thực thời gian qua là những ngày khốn khổ. Hiểu được nỗi khổ của doanh nghiệp và người dân, Chính Phủ và các cơ quan ban ngành nước ta đã thực hiện hàng loạt nhiều chính sách hỗ trợ, thậm chí có cả gói hỗ trợ chưa có tiền lệ. Ấy vậy mà, tài khoản FB mang “Việt Tân” lại rêu rao luận điệu “Thủ tướng chỉ hứa mà không làm”.
Có lẽ, hầu như ai cũng xót xa trước hình ảnh cậu bé Sò ở Hà Giang cõng gạch để đổi lấy 18 ngàn đồng/ngày, cậu bé bán mướp phụ mẹ ngồi đếm 43 ngàn đồng, người dân nghèo xô đẩy, chen lấn nhau trước cây “ATM gạo”, những người tật nguyền ngồi rao bán nước suối bên lề đường, thậm chí là ánh mắt xa xăm của các chị công nhân bồng con nhỏ đứng trước dãy nhà trọ như đang trông chờ điều đó tươi sáng hơn. Họ chỉ mới là những người mà chúng ta được biết và nhìn thấy trên báo chí và phương tiện truyền thông. Trên cả nước, còn biết bao nhiêu người dân đang chật vật kiếm kế sinh nhai trong mùa dịch Covid-19 như thế mà ta không biết nữa. Là con người sống có tình cảm và có trách nhiệm thì chẳng ai có thể kìm lòng trước những tình cảnh đó. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng vậy, chính bản thân ông ấy cũng phải bật lên tiếng cầu cứu thay cho người dân “người dân không thể chờ đợi thêm được nữa”.
“Tiếng kêu” thay ấy buộc cả hệ thống chính trị vào cuộc hành động. Tại Hội nghị trực tuyến của Chính phủ với các địa phương, Thủ tướng cũng đã đề cập đến việc giải ngân 700.000 tỷ đồng, gói giãn tiền cho thuê đất 82.000 tỷ; gói giãn, hoãn thuế với tống số tiền khoảng 185.000 tỷ đồng để hỗ trợ doanh nghiệp, chưa kể người sử dụng lao động được vay Ngân hàng Chính sách xã hội với lãi suất 0% để trả lương cho người lao động; ngân hàng hỗ trợ giảm lãi suất cho vay. Nói đi đôi với làm, thực hiện Chỉ thị số 11 của Thủ tướng, Cục Thuế TP. Hà Nội đang triển khai các giải pháp miễn, giảm, gia hạn nộp thuế để kịp thời hỗ trợ doanh nghiệp, hộ sản xuất bị ảnh hưởng của dịch Covid-19. Sắp tới đây, 700.000 doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ trên cả nước sẽ có cơ hội được miễn, giảm thuế thu nhập.
Không chỉ vậy, có hàng loạt ngân hàng bắt tay vào thực hiện chỉ đạo của người đứng đầu Chính phủ và Thống đốc NHNN Việt Nam, giảm lãi suất, chấp nhận giảm lợi nhuận chục ngàn tỷ đồng để hỗ trợ doanh nghiệp và người dân tiếp cận đồng vốn giá rẻ hơn. Vietcombank (giảm 2 – 2,5%/năm), VietinBank (giảm 2 – 2,5%/năm), HD Bank (giảm 2 – 4,5%), ngân hàng TMCP Kiên Long (giảm 3%/năm),… Đặc biệt, mới đây, Thống đốc NHNN yêu cầu Giám đốc NHNN Chi nhánh các tỉnh, thành phố thiết lập ngay số điện thoại đường dây nóng để tiếp nhận và xử lý kịp thời, triệt để các kiến nghị, đề xuất và khó khăn, vướng mắc của người dân, doanh nghiệp. Thế đấy, những việc làm lớn như thế này nhưng trong mắt “Việt Tân” là coi như Thủ tướng chưa làm gì.
Với Chỉ thị 11 của Thủ tướng thì những giải pháp hỗ trợ còn đi sâu xuống từng bộ phận người dân, giảm gánh nặng trực tiếp ở thói quen tiêu dùng. Vừa qua, Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã làm việc với 15 doanh nghiệp chăn nuôi lớn nhất nước ta để kêu gọi phối hợp, đồng hành cùng Chính phủ trong việc hỗ trợ giảm gánh nặng về thói quen tiêu dùng cho người dân trong những ngày dịch bằng cách giảm giá thịt lợn. Hiện tại, giá bán đã giảm xuống từ 73.000-76.000 đồng/kg lợn hơi. Đây là việc mà Chính phủ và các doanh nghiệp đã làm được trên tinh thần vì lợi ích của nhân dân, mang đậm tính nhân văn. Vậỵ mà “Việt Tân” lại lu loa “Thủ tướng hứa mà không làm”, thế không phải xuyên tạc là gì đây?
Trong hàng loạt chính sách hỗ trợ thì có lẽ người dân cả nước quan tâm nhiều nhất đó là gói hỗ trợ 62.000 tỷ đồng vừa được UBTV Quốc hội thông qua dựa trên đề trình của Chính phủ. Ngay chính những người làm lãnh đạo cũng hiểu được ý nghĩa quan trọng, tình hình cấp bách vì “người dân không thể chờ thêm nữa” nên mới cảnh báo “độ trễ”, đốc thúc tiến hành nhanh chóng gói hỗ trợ để tiền đến tay người dân. Bộ LĐTB&XH vừa chính thức trình Thủ tướng Chính Phủ dự thảo Quyết định quy định về việc thực hiện các biện pháp hỗ trợ người dân gặp khó khăn. Chỉ trong nay mai thôi, sau khi rà soát, thống kê đối tượng nhận trợ cấp xong thì người dân sẽ nhận được tiền, thà chậm một chút mà tiền đến đúng người, đúng hoàn cảnh chứ nhanh mà đến nhầm người hoặc thiếu sót thì lúc đó càng dở. Chính ra, công đoạn này hơi tiêu tốn thời gian nhưng lại vô cùng quan trọng, càng chi tiết minh bạch, cẩn trọng bao nhiêu thì người dân càng có lợi bấy nhiêu. Thiết nghĩ, Chính phủ và các Bộ ngành liên quan cũng đang “đầu bù tóc rối” lắm rồi, vậy mà “Việt Tân” còn kích động lòng dân, khơi mào mẫu thuẫn thì quả là một hành vi “đục nước béo cò” bẩn thỉu.
Nhìn lại khoảng thời gian này, thử hỏi ai là người sẻ chia nỗi khổ với người dân, chẳng phải chỉ có Chính phủ nước ta thôi sao. Những kẻ quanh năm làm anh hùng bàn phím, luôn mồm “vì người dân Việt Nam” đang ở đâu lúc này? Kẻ ở trời Tây lo kiếm sống mưu sinh rồi đăng đàn xuyên tạc, kẻ trong nước cũng chỉ nói thôi chứ nào có hành động gì nghĩa tình với nhân dân. Ngoài việc chê Đảng, Nhà nước, Chính Phủ, trách Thủ tướng, giễu cợt hình ảnh người dân bon chen, tranh giành lấy gạo miễn phí ở “ATM gạo” thì chúng chẳng làm được gì thiết thực, có lợi cho dân cả. Như “Việt Tân” không chỉ giỏi khuấy động tình hình trong nước, kích động người dân sử dụng bạo lực mà trong vụ việc này còn giỏi khủng bố tinh thần người dân hoang mang, mất niềm tin vào chính quyền. Suy cho cùng âm mưu thực sự của chúng chẳng tốt đẹp gì.
Giáo sư Trần Lê Anh đã từng có bài viết về kinh tế thị trường ở Việt Nam với tiêu đề “Một nền kinh tế nhân ái cho Việt Nam”. Đó là nền kinh tế mà vị giáo sư trẻ này mong muốn và khuyến nghị, xuất phát từ truyền thống nhân ái của người Việt mà ông trải nghiệm, dù ông được nước Mỹ đào tạo. Trong mấy tháng chống dịch Covid-19 qua thì có lẽ nhiều người đã nhìn thấy rõ nhiều hành động cụ thể của Chính phủ cho thấy nền “kinh tế nhân ái” đó đang dần hiện hữu. Dù đâu đó vẫn có một bộ phận ích kỷ, tư lợi nhưng tin rằng số lượng đó không thể làm xói mòn đi nền tảng của lòng nhân ái, đang là một sức mạnh cố kết bền vững trong đất nước Việt Nam.
Dẫn lại câu nói của Darwin, cha đẻ của Thuyết tiến hóa rằng không phải loài mạnh nhất sẽ sống sót, thay vào đó, loài có khả năng thích ứng trước sự thay đổi tốt nhất mới là loài sống sót, Thủ tướng nêu rõ, sự thích ứng, quyết tâm của chúng ta rất quan trọng để vượt qua thách thức, khó khăn hiện nay. Vì vậy, mong rằng người dân sẽ luôn vững tin vào đường hướng, giải pháp của Nhà nước, rồi những điều tốt đẹp sẽ đến sớm thôi.
Đặng Trường