+
Aa
-
like
comment

NATO chưa muốn kết nạp, Tổng thống Ukraine nói sẽ ‘không tha thứ’

07/03/2022 11:07

Theo lời cảnh báo từ CNN, con người đang tiến gần đến giới hạn “khả năng sống sót” khi những đợt nắng nóng ngột ngạt nhấn chìm nhiều nơi ở châu Á.

Một nghiên cứu mới cho thấy những đợt nắng nóng chết người có nguy cơ làm đảo ngược tiến trình xóa đói giảm nghèo, y tế và tăng trưởng kinh tế của Ấn Độ.

Vượt giới hạn sống sót của con người

Các trận mưa rào lớn cuối tháng 6 tại miền Bắc Ấn Độ đã giúp giảm bớt sự khắc nhiệt tạm thời trong bối cảnh đợt sóng nhiệt gay gắt đang quét qua khu vực. Tuy nhiên, dự báo nhiệt độ vẫn tiếp tục cao ở nhiều khu vực khác, đặc biệt đe dọa hàng triệu người dân trong quốc gia đông dân nhất thế giới trước tình trạng khủng hoảng khí hậu.

Mưa rào ở Uttar Pradesh đã được “chào đón” rất nhiều, đây là một sự thay đổi tích cực cho bang này với 220 triệu người dân, sau khi nhiệt độ tại đây đã đạt mức 47 độ C, gây ra nhiều trường hợp ốm đau và các vấn đề sức khỏe liên quan đến nhiệt độ. Nhờ mưa rào, nhiệt độ tại thành phố Lucknow, thuộc Uttar Pradesh, đã giảm xuống 32 độ C.

Tuy nhiên, bang Bihar láng giềng không nhận được may mắn tương tự. Sự nóng bức kéo dài suốt tuần thứ hai đã khiến bang này quyết định tạm thời đóng cửa các trường học.

Theo Cơ quan Khí tượng Ấn Độ (IMD), dự báo nhiệt độ sẽ giảm nhẹ trong vài ngày tới, nhưng các chuyên gia cho rằng khủng hoảng khí hậu sẽ tạo ra những đợt sóng nhiệt kéo dài và tăng cường trong tương lai, đặt Ấn Độ vào thách thức đáng kể trong việc thích ứng.

Tiến sĩ Chandni Singh, một chuyên gia cấp cao tại Viện Nghiên cứu Định cư Con người Ấn Độ, nói rằng “hàng triệu người sẽ chịu ảnh hưởng”, số người thiệt mạng do nắng nóng phụ thuộc vào khả năng phản ứng của hệ thống y tế. Ông cũng nhấn mạnh rằng “chúng ta đang tiến gần đến giới hạn về khả năng sinh tồn vào giữa thế kỷ này”.

Các đợt sóng nhiệt tại Ấn Độ thường diễn ra vào các tháng mùa hè như tháng 5 và tháng 6. Tuy nhiên, trong vài năm gần đây, hiện tượng này đã xảy ra sớm hơn và kéo dài lâu hơn. Ví dụ, năm ngoái, từ tháng 4, thủ đô New Delhi đã trải qua một đợt sóng nhiệt kéo dài 7 ngày liên tiếp, với nhiệt độ vượt quá 40 độ C.

Các bang khác cũng gặp thiệt hại do nắng nóng, gây mất mùa màng và buộc trường học phải đóng cửa. Đồng thời, tình trạng này còn ảnh hưởng đến nguồn cung năng lượng. Các cơ quan chính phủ Ấn Độ khuyến nghị người dân ở trong nhà và duy trì cơ thể không bị mất nước.

Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi Khí hậu (IPCC) cho biết, Ấn Độ sẽ là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất từ biến đổi khí hậu.

Trong khi đó, một nghiên cứu của Đại học Cambridge cũng chỉ ra rằng sóng nhiệt tại Ấn Độ đang tạo ra những tác động chưa từng thấy đối với nông nghiệp, kinh tế và hệ thống y tế công cộng của quốc gia này, gây trở ngại cho sự phát triển của Ấn Độ.

Nghiên cứu dự báo dài hạn cho thấy vào năm 2050, sóng nhiệt tại Ấn Độ có thể vượt quá giới hạn sống sót đối với một người khỏe mạnh nghỉ ngơi trong bóng râm.

“Tình trạng này sẽ ảnh hưởng đến năng suất lao động, tăng trưởng kinh tế và chất lượng cuộc sống của khoảng 310-480 triệu người. Dự đoán cho thấy khả năng lao động ngoài trời vào ban ngày sẽ giảm 15% do nắng nóng cực đoan vào năm 2050”, nghiên cứu nhấn mạnh.

Vấn đề không chỉ ở Ấn Độ

Sóng nhiệt đã ập đến miền Bắc Ấn Độ trong khi khu vực Đông Bắc của đất nước này phải chịu đựng những trận mưa lớn. Ở Assam, các trận mưa đầu mùa đã gây ra sạt lở đất, ngập lụt và biến đường phố thành những con sông, đẩy ngôi làng vào cảnh hỗn độn và ảnh hưởng đến gần nửa triệu người.

Tuy nhiên, Ấn Độ không phải là quốc gia duy nhất trong khu vực gặp phải tình trạng nắng nóng kéo dài trong thời gian gần đây.

Đông Bắc Trung Quốc dự kiến sẽ trải qua những ngày nhiệt độ cao, với một số thành phố có nhiệt độ vượt quá 40 độ C, theo các cơ quan quan sát khí tượng Trung Quốc. Theo đài quan sát khí tượng của nước này, Bắc Kinh, Thiên Tân, Hà Bắc, Sơn Đông sẽ “tiếp tục bị nung nóng bởi nhiệt độ cao”.

Trong tháng 4, Pakistan và Đông Nam Á đã chịu đựng cơn nắng nóng gay gắt, gây hậu quả nghiêm trọng cho cơ sở hạ tầng và gia tăng số ca mắc bệnh do nắng nóng. Islamabad – thủ đô của Pakistan, đã ghi nhận mức nhiệt độ lên tới 39 độ C vào cuối tháng 6. Đặc biệt, Bangladesh đã trải qua mùa nóng nhất trong vòng 50 năm qua, và Thái Lan đã ghi nhận kỷ lục nhiệt độ 45 độ C.

Trong bối cảnh đó, CNN đưa tin rằng các nghiên cứu cảnh báo về tác động của nắng nóng cực đoan sẽ là rất “dữ dội”.

Tuệ Ngô

Bài mới
Đọc nhiều