+
Aa
-
like
comment

Nặng tay với Huawei, Tổng thống Mỹ Donald Trump bị ‘dội đòn’

03/07/2019 14:19

Việc Bộ Thương Mại Mỹ hồi tháng 5 cấm các công ty Mỹ tự do làm ăn với Huawei đã thổi bùng tham vọng công nghệ của Trung Quốc.

Nặng tay với Huawei, Tổng thống Mỹ Donald Trump bị 'dội đòn'
Nặng tay với Huawei, Tổng thống Mỹ Donald Trump bị ‘dội đòn’

Khi Tổng thống Donald Trump cuối tuần qua tuyên bố sẽ nới lỏng lệnh cấm với Huawei, đã có rất nhiều tiếng thở phào nhẹ nhõm từ các nhà lãnh đạo “gã khổng lồ công nghệ” tới từ Trung Quốc. Bởi động thái này không chỉ nối lại lợi nhuận cho các công ty công nghệ Mỹ, mà còn loại bỏ khả năng Huawei phải phát triển hệ điều hành riêng cho điện thoại, máy tính bảng…

Lợi nhuận hàng năm của Huawei đã vượt hơn 100 tỷ USD trong năm 2018, đồng thời đưa hãng này vào danh sách những công ty toàn cầu. Ngay cả khi chịu các biện pháp trừng phạt của chính quyền Mỹ, người sáng lập tập đoàn Nhậm Chính Phi cho biết rằng, Huawei vẫn sẽ duy trì mức lợi nhuận trong năm 2019 và năm 2020.

Tập đoàn Huawei đã chi ra 15,3 tỷ USD cho nghiên cứu và phát triển trong năm ngoái, chỉ xếp sau các tập đoàn Amazon, Alphabet và Samsung. Tập đoàn này cũng đã đầu tư thêm vào các lĩnh vực điện thoại, điện toán đám mây cho tới quản lý thành phố thông minh. Điều đó đã giúp Huawei dẫn đầu thị phần thiết bị mạng viễn thông, phát triển mạng 5G nhanh chóng, tạo tiền đề cho mọi thứ từ xe tự lái, hệ thống thực tế ảo cho tới thành phố thông minh.

Nặng tay với Huawei, ông Trump bị 'dội đòn'
Mạng 5G phát triển mọi thứ từ xe ô tô tự lái tới thành phố thông minh. Ảnh: SCMP

Theo nhận định của chuyên gia thuộc SCMP, chính những lệnh cấm của Mỹ nhằm vào Huawei hồi tháng 5 vừa qua đã buộc tập đoàn này phải làm mọi thứ để duy trì sự phát triển. Cũng theo tờ báo này, Huawei đã bắt đầu tiến hành tự nghiên cứu hệ điều hành của riêng mình từ năm 2012 khi Bộ Tư pháp Mỹ bắt đầu tiến hành điều tra công ty này.

Tuy nhiên, điều khiến công ty này bị chậm trễ trong việc tự phát triển hệ điều hành, là thiếu đi một ‘hệ sinh thái’ cho các ứng dụng, nhất là khi so với hệ điều hành Android đang chiếm lĩnh thị trường công nghệ hiện nay. Việc này đã thay đổi khi Mỹ áp đặt lệnh cấm. Giám đốc mảng di động của Huawei Richard Yu Chengdong cho biết, hệ điều hành do tập đoàn này thiết lập sẽ sẵn sàng đi vào hoạt động trong năm tới.

Nặng tay với Huawei, ông Trump bị 'dội đòn'
Giám đốc mảng di động của Huawei, ông Richard Yu Chengdong. Ảnh: SCMP 

Cả Google và Microsoft đều hiểu rằng hệ điều hành do Huawei tự thiết kế sẽ ảnh hưởng tới họ, cho dù hiện tại nó vẫn chưa hoàn thiện. Một nguồn tin giấu tên cho biết, hai tập đoàn này đang cố giúp Huawei thương thảo với chính phủ Mỹ, bởi họ không muốn thua Huawei, cũng như các công ty điện thoại thông minh khác khi người tiêu dùng của đất nước tỷ dân chuyển sang dùng hệ điều hành do Huawei nghiên cứu.

Ngoài ra, các công ty chip điện tử của Mỹ như Intel, Qualcomm và Xilinx cũng đang vận động hành lang nhằm chống lại lệnh cấm Huawei, bởi những công ty này đang bị mất hàng tỷ USD lợi nhuận khi mất một khách hàng lớn như Huawei.

Thật trớ trêu thay, các động thái nhằm đảm bảo sự thống trị công nghệ của Washington lại đang phản tác dụng, thổi bùng tham vọng công nghệ của Huawei và Trung Quốc. Chính trong những tình thế ngặt nghèo, các công ty Trung Quốc sẽ không thể “tự lực cánh sinh” chừng nào còn dựa dẫm vào công nghệ của Mỹ.

Nặng tay với Huawei, ông Trump bị 'dội đòn'
Chính lệnh cấm của Mỹ nhằm vào Huawei thổi bùng tham vọng công nghệ Trung Quốc

Tuy nhiên theo SCMP, xét trên khía cạnh kinh tế thì hiện vẫn chưa đủ. Tại Trung Quốc đang dấy lên một quan điểm rằng, việc chính quyền Washington gây sức ép với Huawei là bởi hiện tại ở Mỹ không có tập đoàn nào có đủ khả năng phát triển hệ thống mạng 5G.

Và chuyện gì sẽ xảy ra nếu các công ty Trung Quốc không còn tin tưởng việc dựa vào công nghệ Mỹ để giúp điện thoại cũng như máy tính do Trung Quốc sản xuất hoạt động. Câu trả lời đơn giản đó là đổ thêm nguồn lực nhằm tự phát triển công nghệ, cho dù xét về mặt kinh tế thì việc này chả có nghĩa lý gì. Chính điều này đã từng được ông Tập Cận Bình kêu gọi trong bài phát biểu hồi tháng 5 vừa qua, khi ông kêu gọi Trung Quốc cần tự phát triển công nghệ.

(Theo Vietnamnet)

Bài mới
Đọc nhiều